0. Cần biết ngay những gì?

Bước vào tĩnh tâm, chúng ta cần biết ngay những điều sau:

– Mục đích và ơn xin

– Chương trình

– Thời khóa biểu

– Phân tổ

– Gặp người hướng dẫn

– Giữ thinh lặng

1. Mục đích và ơn xin

a. Mục đích và ơn xin

Mục đích của khóa tĩnh tâm này là xin Chúa Thánh Thần dạy ta biết cầu nguyện thế nào mà gặp gỡ được tình yêu, gặp gỡ được Đức Ki-tô để cùng với Ngài lên đồi Can-vê mà lên cùng Ba Ngôi.

b. Ao ước của cá nhân

Mỗi người tĩnh tâm cũng có những ao ước riêng khi đến tĩnh tâm. Hãy viết ra những ao ước ấy để ý thức cho rõ ao ước của mình. Sau đó tóm tắt những ao ước ấy cho chính xác, đầy đủ, rõ ràng và vắn gọn.

c. Ơn xin

Sau khi đã tóm tắt ao ước, hãy gom chung mục đích và ơn xin trong một kinh của riêng mình để đọc lên trước mỗi bài suy chiêm.

2. Chương trình

Tĩnh tâm được sắp xếp thành một hành trình gồm các chặng sau:

Chặng 0: Chuẩn bị

Chặng 1: Xin thấm nhuần tinh thần Kinh Lạy Cha

Chặng 2: Cản trở then chốt, tình yêu nhưng không

Chặng 3: Chúa Giê-su dạy sống tinh thần

              Kinh Lạy Cha

Chặng 4: Chúa Thánh Thần giúp sống

              tinh thần Kinh Lạy Cha

3. Thời khóa biểu dự kiến

4g00 Thức dậy

4g30 Chu kỳ cầu nguyện 1ab

5g45 Thánh lễ – Kinh sáng – Điểm tâm – Công tác

7g45 Chu kỳ cầu nguyện 1bcde

11g30 Cơm trưa – Nghỉ trưa – Tắm giặt

14g00 Chu kỳ cầu nguyện 2

17g30 Chu kỳ cầu nguyện 3… – Kinh chiều –

      Cơm chiều – Tự do

19g30 Chia sẻ thiêng liêng

20g15Chukỳ cầu nguyện 3 (tiếp theo)

21g15 Nhận định ngày sống, nghỉ đêm.

4. Phân tổ

Khi phân tổ xin lưu ý đến mục đích và ý nghĩa của việc chia sẻ thiêng liêng. Xin theo những chỉ dẫn sau:

a. Số người: khoảng 10 người

b. Loại người: những người có thể chia sẻ thiêng liêng với nhau.

c. Người điều động: mỗi tổ phải có một người biết điều động.

d. Tổ trưởng: mỗi tổ cũng cần một tổ trưởng.

5. Gặp người hướng dẫn

a. Gặp người hướng dẫn để làm gì?

Gặp người hướng dẫn để nhờ người ấy giúp mình cầu nguyện tốt hơn và nhận định ý Chúa đúng hơn.

b. Phải cho người hướng dẫn biết những gì?

1) Nếu nhờ giúp biết cách cầu nguyện tốt hơn thì cần cho biết tất cả những gì người ấy cần biết để có thể giúp cầu nguyện tốt hơn. Đó là kết quả của việc cầu nguyện cùng các nguyên nhân đưa đến kết quả trên. Nguyên nhân có thể là cách cầu nguyện, cách áp dụng phương pháp cầu nguyện, những thuận lợi cho việc cầu nguyện và những cản trở cho việc cầu nguyện.

2) Nếu nhờ giúp phân định thì nhớ những điều sau:

– Cho biết ngay đầu khóa ý định phân định của mình.

– Nêu vấn đề cho đúng, đủ, vắn và rõ. Nói rõ nguyên nhân nào thúc đẩy mình muốn phân định.

– Cố gắng làm theo chỉ dẫn của người hướng dẫn.

c. Hẹn gặp

Khi cần gấp thì gặp lúc nào cũng được không cần hẹn trước. Còn nếu không cần gấp thì nên hẹn gặp để tránh phải chờ đợi không tốt cho việc cầu nguyện. Xin lưu ý những điều sau:

1) Muốn gặp vào ngày giờ nào thì xin ghi vào lịch hẹn gặp.

2) Vào hôm hẹn gặp, hãy cho người đi trước biết chỗ mình cầu nguyện để họ đến gọi khi họ đã gặp xong.

Ngày Sáng: 3 người Chiều: 3 người
 

 

 

   

6. Thinh lặng

a. Thinh lặng bên trong và bên ngoài

Thinh lặng bên ngoài là không nói chuyện, không gây tiếng động. Mục đích để mọi người dễ cầu nguyện. Còn thinh lặng bên trong là không để trí lòng trò chuyện ngao du với những hình ảnh, công việc không liên quan đến việc tĩnh tâm. Mục đích là để tâm trí có thể tập trung vào Chúa. Nói thực ra, khi người ta đem hết tâm trí vào Chúa thì người ta không để trí để lòng đến những cái khác.

b. Như vậy, hễ gặp Chúa, hễ cầu nguyện thì ắt thinh lặng bên trong và tất nhiên thinh lặng bên ngoài và khao khát có bầu khí thinh lặng. Ngược lại, có thinh lặng bên ngoài chưa hẳn đã có thinh lặng bên trong.

c. Như thế, hễ thấy khó thinh lặng bên ngoài là dấu không cầu nguyện. Còn thấy ao ước thinh lặng bên ngoài là dấu đang cầu nguyện bên trong.

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

Leave a Reply

Your email address will not be published.

3 × five =