IV. Những cách thức cho Linh Thao khác nhau (ba chú dẫn sau cùng)

Ba chú dẫn đầu tiên trình bày cách thức cho Linh Thao theo những nguyên tắc sẽ chi phối toàn bộ diễn tiến của hành trình Linh Thao. Ba chú dẫn cuối trở lại vấn đề cách thức cho Linh Thao nhưng dưới khía cạnh tổng thể[1].

1. Các bài Linh Thao nhẹ nhàng (chú dẫn 18)

Hành trình Linh Thao sẽ phải thích ứng tùy theo khả năng (tiếng TNB: disposición) của người tập. Khả năng là những gì có được khi sinh ra, sau đó được vận dụng và biến đổi bởi văn hóa, giáo dục, những thói quen do ảnh hưởng xã hội cũng như do lựa chọn cá nhân có ý thức hay không có ý thức. Chú dẫn này phân biệt hai yếu tố: khả năng khách quan (tuổi tác và văn hóa) và khả năng chủ quan (ý hướng dấn thân).

“Người không có học” (tiếng TBN: rudo), vào thời thánh I-nhã, là người biết đọc biết viết tiếng mẹ đẻ, nhưng không biết tiếng La-tinh, là ngôn ngữ cho phép tiếp cận nền văn chương cổ, luật, triết học và thần học. Đó là trường hợp của thánh I-nhã trước hoán cải, của nhiều người có chức vụ chính trị, xã hội và kinh tế, và của rất nhiều phụ nữ. Chúng ta có thể tự hỏi, trong xã hội của chúng ta ngày nay, một người “rudo” là người như thế nào?

2. Linh Thao mở (chú dẫn 19)

Cũng có thể đề nghị các bài Linh Thao trong môi trường mở như trong trường hợp Linh Thao kín, với sự khác biệt là lâu hơn. Trong thực tế, không phải dễ dàng trung thành với một thời khóa biểu như thế trong một thời gian lâu.

Linh Thao trong môi trường mở là Linh Thao. Không được nghi ngờ về giá trị của cách Linh Thao như thế này, nhưng cần làm rõ những khác biệt. Tuy nhiên, trong Linh Thao mở, tương quan với thực tại luôn được kiểm chứng nhờ việc xét mình, nhưng lại khó nhận ra tác động của các thần loại.

3. Linh Thao 30 ngày (chú dẫn 20)

Đây là trường hợp kiểu mẫu mà sách Linh Thao nhắm tới và khởi đi từ trường hợp này mà chúng ta đưa ra những thích ứng cần thiết. Chú dẫn này xoay quanh hạn từ “tách biệt”, kéo theo ba lợi ích được trình bày theo thứ tự quan trọng.

“Tách biệt” là sự đoạn tuyệt cần có trong truyền thống các vị ẩn tu sa mạc; đó hành vi từ bỏ tất cả để đi vào cô tịch, là dám liều mình lao vào một hoàn cảnh mới, chưa biết, bấp bênh, kém tiện nghi. Linh Thao kín 30 ngày là một cuộc phiêu lưu có thể dẫn tới kinh nghiệm tái sinh.

Ba ích lợi, đó là (1) công đức (thật xứng đáng để liều mình, như đi tìm viên ngọc quí); (2) tự do (để hướng tới thống nhất hóa các chiều kích khác nhau của con người, nhằm phục vụ Đấng Tạo Hóa của mình và lợi ích cho linh hồn mình); và (2) kết hiệp với Thiên Chúa (từ bỏ tạo ra khoảng trống, nhưng để tìm Chúa và đi đến sự kết hiệp với Ngài).

Giuse Nguyễn Văn Lộc, SJ.


[1] Hiến Pháp Dòng Tên, phần VII, chương IV, số 649 nói đến ba cách cho Linh Thao: Linh Thao toàn vẹn, Linh Thao tuần I, hoặc cho một vài bài tập. Các chú dẫn 18-20 cũng trình bày ba cách thức làm Linh Thao, nhưng theo chiều ngược lại.

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

2 Responses to Các Chú Dẫn Linh Thao (Kỳ 4)

  1. nhìn chữ xấu quá. admin nên coi lại giao diện của trang web cho dễ nhình và đẹp hơn

  2. Steve says:

    Link exchange is nothing else however it is just placing the other person’s website link on your page at suitable place and other person will also do similar in favor of you.

    Feel free to visit my website … tin tức – Steve

Leave a Reply

Your email address will not be published.

7 + twelve =