Nhập nguyện

Xin cho con có được lòng sám hối thật.

Suy chiêm

1. Lòng sám hối thật là gì?

JL 20:1-2: Lạy Thiên Chúa, tế phẩm dâng Ngài là
tâm thần tan nát; một tấm lòng tan nát dày vò,
Ngài sẽ chẳng khinh chê
(Tv 50,19)

Bạn được hoán cải thật sự ngày bạn biết khóc những giọt lệ sám hối như thánh Phê-rô, ngày tâm hồn bạn bị tan nát vì Chúa tỏ cho bạn tình yêu của Ngài. Bạn có thể ao ước theo sát Chúa Giê-su, hối hận tội lỗi đè nặng trên bạn, nhưng bạn vẫn chưa cảm nghiệm được tội của bạn. Bạn có thể dục lòng ăn năn, nhưng biết được tội mình và hối lỗi là một hồng ân tuyệt diệu Thiên Chúa ban trong bí tích hòa giải, nhờ Máu Chúa Ki-tô.

Như Đa-vít sau khi phạm tội, bạn phải cảm thấy tan nát trong lòng, điều này khác hẳn với sự việc biết mình đã phạm tội, thấy mình muốn yêu mến Chúa, hay tự tạo những cảm xúc. Cha Molinié viết: “Sám hối ăn năn, là đau xót nhận ra tình yêu vô biên của Thiên Chúa (thường tỏ rõ nhất trên thập giá) cùng với sự độc ác và vô ơn của ta đối với Ngài”.

2. Lòng sám hối không tự tạo mà phải cầu xin

a. Phải cầu xin

JL 20:3: Bạn không thể tự xui khiến mình khóc lóc tội mình, những giọt nước mắt ấy gượng gạo và giả dối. Hãy cầu xin Chúa ban cho trái tim sắt đá của bạn những giọt nước mắt ăn năn sám hối. Hãy cầu xin như vậy suốt cuộc đời. Bạn cần đi sâu và mối tương quan với Thiên Chúa nhờ cầu nguyện để có được tâm tình sám hối ăn năn. Khi bạn đã gặp gỡ Thiên Chúa, Đấng đang có đó và kêu gọi bạn, đời bạn sẽ có ý nghĩa mới. Được biết Thiên Chúa hằng sống, bạn sẽ sáng suốt. Người không biết hối lỗi là một kẻ mù lòa vì không biết Cha và không biết Con, nên nó không thấy được tội mình. Người biết hối lỗi đã được Chúa mở mắt cho thấy Thiên Chúa đã đến trong Đức Giê-su Ki-tô.

b. Cầu xin để cảm sâu hơn về tình yêu Thiên Chúa

JL 20:4: Càng hiểu biết thêm về Thiên Chúa, bạn càng nhận ra mình là kẻ có tội được tha thứ. Đứa con hoang đàng ăn năn hối cải biết cha nó rõ hơn người anh cả. Bạn khám phá mối liên hệ giữa Thánh Tẩy và Hòa Giải là một cuộc thanh tẩy hằng ngày, để nhắc rằng mỗi ngày chúng ta phải tuyên xưng đức tin lãnh nhận ngày chịu phép rửa. Thánh Âu-tinh liên kết hoán cải và hối lỗi, theo ông: ăn năn sám hối là được “thanh tẩy trong nước mắt” nghĩa là trong nước và Thánh Thần.

3. Cảm nghiệm tội

a. Khác mặc cảm tội lỗi

JL 20:5: Cảm nghiệm tội giúp chúng ta mạnh mẽ hơn, còn thấy mình phạm tội làm làm cho bạn buồn rầu, chán nản, nghĩa là thêm kiêu căng. Nhận mình là tội nhân có nghĩa là tuyên bố cần đến Đức Giê-su Ki-tô. Có Ngài tôi không còn thất vọng vì tôi biết tôi đã tin vào Ai. Nhờ Đức Ki-tô, tội trở thành hồng phúc. Không có Ngài, cuộc sống ra vô nghĩa.

b. Cảm nghiệm tội giúp mình thoát khỏi sợ sệt

JL 20:6: Trong cầu nguyện, hãy thoát ra khỏi những sợ sệt chẳng sinh ích gì, đó là môt biếm họa của lòng ăn năn sám hối. Tội thật của bạn là “có một trái tim chai đá” (Ed 36,26) và vô cảm. Bạn dửng dưng trước lòng âu yếm của Thiên Chúa vì con tim bạn đã chai lì từ lâu rồi. Nói cho cùng bạn không chấp nhận sống đời Ki-tô hữu trong niềm tri ân đối với Thiên Chúa, Đấng đã biếu không tất cả cho bạn.

4. Tội thật là lòng chai đá

JL 20:7: Thấy được mình có con tim chai đá, vô tình khước từ Thiên Chúa, là bạn sắp được Chúa ban cho lòng mến rồi. Bạn bắt đầu hiểu Chúa Ki-tô bị xúc phạm vì bạn thờ ơ trước tình yêu của Ngài. Thần Khí phải tác động thì bạn mới có một trái tim tan nát và những giọt lệ sám hối, Ngài phải phá vỡ thành trì kiên cố của lòng bạn, chính Ngài cầu thay nguyện giúp bằng những tiếng than khôn tả.

Kết nguyện

Kết thúc với Tv 50 (51).

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

Leave a Reply

Your email address will not be published.

thirteen − ten =