ĐỂ HIỂU BIẾT LINH THAO
VÀ ĐỂ GIÚP NGƯỜI HƯỚNG DẪN CŨNG NHƯ NGƯỜI TẬP LUYỆN
1. CHÚ DẪN THỨ NHẤT: Hai tiếng “Linh Thao” ở đây có nghĩa là mọi cách xét mình, suy gẫm, chiêm niệm, cầu nguyện bằng miệng lưỡi hay bằng tâm trí, và các việc thiêng liêng khác như sẽ nói sau. Vì như đi dạo, đi bộ, chạy, là những việc thể thao thì cũng thế, gọi là “Linh Thao” tất cả những cách dọn và chuẩn bị linh hồn để xa bỏ những quyến luyến lệch lạc và sau đó tìm kiếm ý Chúa trong cách xếp đặt cuộc đời để mưu ích cho linh hồn mình.
2. CHÚ DẪN THỨ HAI: Người trình bày cho người khác một cách thức hay một dàn bài để suy gẫm hay chiêm niệm, phải kể một cách trung thành sự kiện để chiêm niệm hay suy gẫm, chỉ giải thích sơ lược và vắn tắt từng điểm. Vì nếu khởi từ một căn bản lịch sử xác thực, người chiêm niệm tự mình suy nghĩ và lý luận mà gặp được điều gì giải thích hay giúp “cảm” sự kiện lịch sử ấy, họăc nhờ tư duy hay nhờ ơn Chúa soi sáng tâm trí, họ sẽ thấy ý vị hơn và thu đạt kết qủa thiêng liêng nhiều hơn là được người hướng dẫn diễn giải nhiều về nội dung sự kiện. Bởi vì không phải sự biết nhiều, nhưng chính sự cảm nếm bề trong mới làm thỏa mãn linh hồn.
3. CHÚ DẪN THỨ BA: Vì khi thực hành những việc Linh Thao sau đây, chúng ta dùng trí khôn để suy nghĩ và ý chí để yêu mến, nên phải chú ý điểm này là khi dùng ý chí để tâm sự ngoài miệng hay trong lòng, với Chúa hay với các thánh, ta phải có thái độ cung kính hơn khi chỉ dùng trí khôn để hiểu biết.
4. CHÚ DẪN THỨ BỐN: Những bài Linh Thao sau đây được phân chia thành bốn tuần, tương ứng với bốn phần của sách Linh Thao:
tuần thứ nhất: suy xét và chiêm niệm về các tội lỗi;
tuần thứ hai: về cuộc đời Đức Kitô Chúa chúng ta cho đến hết ngày rước lá;
tuần thứ ba: về cuộc thương khó của Đức Kitô Chúa chúng ta;
tuần thứ bốn: về sự sống lại và lên trời, thêm bản chỉ dẫn ba cách cầu nguyện.
Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là mỗi tuần phải kéo dài bảy hay tám ngày. Vì có thể trong tuần thứ nhất, có người chậm gặp được điều mình kiếm, tức lòng thống hối, sự đau đớn, nước mắt chảy ra vì tội lỗi mình. Lại cũng có những người chăm chỉ hơn kẻ khác, và tâm hồn bị xáo động hoặc bị thử thách nhiều hơn bởi các “thần” khác nhau, bởi vậy có khi phải rút ngắn, có khi phải kéo dài tuần ấy. Về các tuần sau cũng làm như vậy. Tuy nhiên sẽ kết thúc trong khoảng hơn kém 30 ngày.
5. CHÚ DẪN THỨ NĂM: Người luyện tập Linh Thao sẽ được nhiều ích lợi, nếu bước vào với lòng quảng đại và hào hiệp với Đấng Tạo Hóa và Chúa mình, dâng trót cả ý muốn và tự do mình cho Chúa chí tôn, để mặc Ngài sử dụng chính mình cũng như mọi sự mình có theo Thánh ý Ngài.
6. CHÚ DẪN THỨ SÁU: Nếu vị hướng dẫn thấy người luyện tập Linh Thao không gặp biến chuyển thiêng liêng nào trong tâm hồn, như sự an ủi hay sầu khổ, cũng như không bị lay động bởi các “thần” khác nhau, thì phải hỏi họ nhiều:
về các bài Linh Thao: họ có làm đúng thời giờ đã được chỉ định không và làm thế nào?
về các điều phụ thêm cũng vậy: họ có thi hành cẩn thận không? Phải hỏi cách riêng về từng điều một.
Về an ủi và sầu khổ, xin coi số 316 và 317. Về các điều phụ thêm, xin coi số 73- 90.
7. CHÚ DẪN THỨ BẢY: Nếu thấy người luyện tập bị buồn chán và cám dỗ, vị hướng dẫn không nên tỏ ra cứng cỏi cay nghiệt với họ, nhưng phải tỏ ra hiền lành dịu dàng, cùng khuyến khích cho họ can đảm và mạnh mẽ trong tương lai; ngoài ra vị ấy cũng phải vạch cho họ biết những mưu mô của kẻ thù của bản tính loài người và giúp họ dọn mình sẵn sàng đón nhận an ủi sắp tới.
8. CHÚ DẪN THỨ TÁM: Tùy theo nhu cầu nhận thấy nơi người luyện tập, liên quan đến những sầu khổ và mưu mô của địch cũng như an ủi, vị hướng dẫn có thể trình bày cho họ những “quy tắc” thuộc tuần thứ nhất và thứ hai nhằm phân biệt các “thần” khác nhau, (số 316- 324; 328- 336).
9. CHÚ DẪN THỨ CHÍN: Phải lưu ý trong tuần Linh Thao thứ nhất, nếu người luyện tập không phải là người thành thạo trong đàng thiêng liêng và gặp những cám dỗ thô thiển, rõ ràng, chẳng hạn chước cám dỗ bày cho họ thấy những cản trở đối với sự tiến tới trong đàng phụng sự Chúa, như những đau khổ hổ thẹn và sợ sệt bởi hư danh phàm tục xúi bẩy. Vị hướng dẫn không nên nói với họ về những quy tắc “phân biệt thần lọai” thuộc tuần thứ hai. Vì những quy tắc thuộc tuần thứ nhất làm ích cho họ bao nhiêu thì những quy tắc thuộc tuầìn thứ hai sẽ làm hại cho họ bấy nhiêu, bởi đây là vấn đề quá tế nhị và quá cao siêu đối với tầm hiểu biết của họ.
10. CHÚ DẪN THỨ MƯỜI: Khi người hướng dẫn thấy người luyện tập bị quấy nhiễu và cám dỗ dưới hình thức sự lành, đó là chính lúc phải trình bày cho họ những quy tắc thụôc tuần thứ hai như đã nhắc tới ở trên. Vì thường thường thù địch loài người hay cám dỗ dưới dạng sự lành khi người luyện tập đang ở trong chặng “quang minh” (vita illuminativa) tương ứng với tuần Linh Thao thứ hai, hơn là trong chặng “thanh luyện” (vita purgativa) tương ứng với tuần thứ nhất.
11. CHÚ DẪN THỨ MƯỜI MỘT: Khi làm tuần thứ nhất, người luyện tập sẽ được nhiều ích lợi nếu không biết gì về việc phải làm trong tuần thứ hai. Trái lại, họ phải chú tâm thao luyện tuần thứ nhất để đạt kết quả mình tìm kiếm, như thể không hy vọng tìm được điều gì tốt trong tuần thứ hai.
12. CHÚ DẪN THỨ MƯỜI HAI: Vị hướng dẫn phải cẩn thận nhắc bảo người luyện tập để họ dành đủ một giờ đồng hồ cho mỗi cuộc nguyện ngắm hay chiêm niệm trong ngày; họ phải luôn cố gắng để hài lòng với ý tưởng đã ở suốt một giờ trong việc thao luyện, và thà quá một giờ hơn là kém. Vì kẻ thù thường hay làm mọi cách để rút ngắn giờ chiêm niệm, suy gẫm hay cầu nguyện.
13. CHÚ DẪN THỨ MƯỜI BA: Cũng phải chú ý rằng khi được an ủi thì chiêm niệm đủ một giờ là việc dễ dàng và nhẹ nhàng, còn lúc gặp sầu khổ thì chiêm niệm cho đến hết giờâ thật là khó. Bởi thế để chống lại sầu khổ và thắng được cơn cám dỗ, người luyện tập Linh Thao phải luôn luôn làm quá một giờ đồng hồ chút ít, để không những tập cho quen chống trả mà còn chà đạp được kẻ thù.
14. CHÚ DẪN THỨ MƯỜI BỐN: Nếu vị hướng dẫn thấy người luyện tập Linh Thao được an ủi và đầy lòng sốt sắng, phải khuyên can họ đừng khấn hứa hay thề nguyền cách thiếu suy xét và vội vàng, và nếu biết rõ người đó có tính nhẹ dạ thì càng phải khuyến cáo họ.
Vì mặc dù khuyên người nọ người kia vào đời tu có khấn vâng phục và khiết tịnh là việc tốt; lại dù việc lành làm bởi lời khấn có giá trị hơn khi thường, nhưng phải rất cẩn thận để nhận biết rõ ràng tính tình và khả năng của người luyện tập và xem họ có thể được ích hay gặp cản trở trong sự chu toàn điều họ muốn khấn hứa.
15. CHÚ DẪN THỨ MƯỜI LĂM: Vị hướng dẫn không nên thúc đẩy người luyện tập Linh Thao đến sự khó nghèo hay một lời hứa nào hơn là những điều ngược lại, hoặc đến bậc sống này hơn bậc sống khác.
Vì dầu ngoài cuộc luyện tập Linh Thao thì việc khuyến khích những người tỏ ra thích hợp với đời sống trinh khiết, tu trì hay một bậc sống trọn hảo nào khác theo Tin Mừng, lựa chọn con đường đó, là việc được phép và đáng khen, nhưng đang khi luyện tập Linh Thao, điều ích lợi và tốt đẹp hơn trong việc tìm hiểu Thánh ý Thiên Chúa, là để cho chính Đấng Tạo Hóa và Chúa tự thông truyền cho linh hồn trung tín, ấp ủ nó trong tình yêu mến và sự ngợi khen Ngài, và đặt nó vào con đường thích hợp hơn cả để phụng sự Ngài sau này. Như thế, người hướng dẫn không phải xoay hướng hoặc nghiêng về đàng này hay đàng kia, nhưng phải đứng ở giữa như cái cân, để cho Đấng Tạo Hóa trực tiếp hành động với tạo vật và tạo vật với Đấng Tạo Hóa là Chúa mình.
16. CHÚ DẪN THỨ MƯỜI SÁU: Muốn được vậy, nghĩa là muốn để Đấng Tạo Hóa và Chúa hành động cách chắc chắn hơn trong linh hồn người luyện tập, nếu gặp trường hợp linh hồn đó tha thiết hướng chiều về một điều gì đó cách lệch lạc, họ sẽ được nhiều ích lợi nếu phản ứng lại và đem hết sức hướng về điều ngược lại với điều mình tha thiết.
Chẳng hạn trường hợp một linh hồn hướng chiều về một chức vụ hay một bổng lộc, không phải để làm vinh danh Thiên Chúa Chúa chúng ta và mưu ích cho các linh hồn, nhưng để tìm ích riêng và lợi lộc đời tạm: linh hồn đó phải đem lòng hướng chiều về điều ngược lại bằng cách nài van Thiên Chúa trong khi cầu nguyện và trong các việc đạo đức khác, xin Ngài ban cho mình lòng ước muốn ngược lại, nghĩa là không ước muốn chức vụ, bổng lộc ấy, hoặc bất cứ sự gì khác, trừ khi Chúa chí tôn thay đổi chiều hướng lòng tha thiết trước kia bằng cách chỉnh đốn lại những ước muốn của mình.
Như thế, nguyên do độc nhất khiến ta ước muốn, hoặc giữ lấy điều này hay điều khác chỉ là việc phụng sự, tôn vinh và làm hiển danh Chúa Chí Tôn mà thôi.
17. CHÚ DẪN THỨ MƯỜI BẢY: Thật rất hữu ích nếu vị hướng dẫn, mặc dầu không muốn hỏi hay biết các tư tưởng riêng hoặc tội lỗi của người luyện tập, nhưng được biết đầy đủ về những giao động và tư tưởng do các thần khác nhau đưa tới cho họ, vì tùy vào sự tiến bộ mau hay chậm của họ mà người hướng dẫn có thể cho họ những việc Linh Thao thích ứng với nhu cầu của linh hồn bị xao động như vậy.
18. CHÚ DẪN THỨ MƯỜI TÁM: Các việc Linh Thao phải thích hợp với khả năng của những người muốn tập luyện nghĩa là thích hợp với tuổi, văn hóa và trí khôn của họ. Vì thế không nên đề ra cho người quê kệch những điều rất khó làm hay không có ích cho họ. Cũng vậy, phải đề ra cho mỗi người việc gì có thể giúp đỡ họ và làm ích cho họ hơn, tùy theo khả năng đón nhận của họ.
Bởi vậy, đối với một người chỉ muốn cố gắng học hỏi và thỏa mãn linh hồn tới một mức độ nào đó mà thôi, thì có thể đề nghị cho họ việc xét mình riêng (số 24-32), rồi việc xét mình chung (số 32-43) và cách thức cầu nguyện mỗi sáng độ nửa giờ theo các giới răn cùng bảy mối tội đầu v.v… (số 238-248); lại cũng khuyên họ nên xưng tội tám ngày một lần, và có thể rước lễ hai tuần một lần, và nếu họ khao khát hơn thì tám ngày một lần. Đó là một cách thức thích hợp hơn đối với những người quê kệch hoặc không có văn hóa. Sẽ cắt nghĩa cho họ từng giới răn một, rồi các mối tội đầu, các giới luật Hội Thánh, ngũ quan (số 238-248) và các việc từ thịện.
Cũng thế, nếu vị hướng dẫn thấy người luyện tập Linh Thao không đủ sức khỏe hoặc khả năng tự nhiên và không có hy vọng được nhiều kết quả thì việc ích lợi hơn là đề nghị cho họ làm ít nhiều việc nhẹ nhàng cho đến khi họ xưng tội. Sau đó khuyên họ xét mình về một vài điểm và đề nghị một chương trình năng xưng tội hơn trước, để giữ mình bền vững trong những gì đã thu hoạch được. Không nên dẫn đưa họ vào việc chọn bậc sống hay những việc Linh Thao khác ngoài khuôn khổ tuần thứ nhất, nhất là khi ta có thể thu được nhiều ích lợi hơn với những người khác và khi không đủ thời giờ để hướng dẫn tất cả mọi người.
19. CHÚ DẪN THỨ MƯỜI CHÍN: Đối với những người mắc việc công hay những việc hữu ích, nhưng là người thông minh và học thức, và có thể dành một giờ rưỡi vào việc tập Linh Thao, sẽ giảng cho họ về Nguyên Lý- Nền Tảng (số 23). Cũng có thể giảng cho họ trong nửa giờ về việc xét mình riêng (LT.24-31), rồi việc xét mình chung (LT.32-43), và cách thức xưng tội và rước lễ. Trong ba ngày, mỗi sáng họ dành một giờ để suy ngắm về tội thứ nhất, thứ hai và thứ ba (LT.45-54); rồi trong ba ngày khác nữa, cũng vào giờ đó, suy về những hình phạt tương ứng với tội (65-71).
Trong ba đợt suy gẫm đó, cũng đề nghị cho họ “mười điều phụ thêm” (73-90); còn về những mầu nhiệm của Chúa Kitô, người tập sẽ theo thứ tự được quảng diễn chi tiết trong Linh Thao.
20. CHÚ DẪN THỨ HAI MƯƠI: Với một người rỗi rãi và muốn được tấn tới thật nhiều, có thể giảng hết mọi việc Linh Thao theo thứ tự trình bày sau đây; tuy nhiên khi làm Linh Thao, nếu người ấy càng xa lánh hết thảy bạn bè, những người quen biết và mọi sự lo lắng thế gian, thì càng dễ tấn tới hơn. Như thế, họ có thể bỏ nơi đang ở, đến ở một nhà khác hay một phòng khác để sống kín đáo hết sức, hầu mỗi ngày có thể đi xem lễ và dự kinh chiều mà khỏi sợ những người quen biết làm ngăn trở.
Sự xa lánh ấy đem lại ba lợi ích chính trong nhiều lợi ích khác:
· thứ nhất: Khi xa lánh bạn bè, những người quen biết và những bận rộn thế tục để thờ phượng và chúc tụng Thiên Chúa, họ được công phúc không ít trước mặt Thiên Chúa.
· thứ hai: Khi xa lánh như thế, thì trí khôn không bị phân chia nhiều đàng, nhưng tập trung hết nỗ lực vào một sự là thờ phượng Thiên Chúa và làm cho linh hồn mình tấn tới, nên họ sử dụng những tài năng tự nhiên của mình cách tự do hơn để chăm chú tìm kiếm điều họ hằng mong ước.
· thứ ba: Linh hồn ta càng ở xa vắng một mình càng dễ gần Đấng Tạo Hóa và Chúa mình, và càng gần Ngài càng được sẵn sàng để đón nhận Ân Sủng và ân huệ của lòng nhân ái Ngài hơn.
21. LINH THAO
để tự thắng mình và sắp xếp cuộc đời cho có trật tự mà không quyết định theo một tình cảm lệch lạc nào.
cho minh hoi:minh dang o binh duong,minh muon di linh thao o da lat,minh chi ranh trong time do thui.giup minh voi nhe!
Bạn nào muốn đi linh thao ở Đà Lạt thì phải đăng ký trước. Các bạn đăng ký với bạn Thắm: 01649775898. Vì Chỗ ở Đà Lạt có giới hạn nên cần đăng ký trước. Các bạn đóng tiền ăn 270.000. Tiền xe đi về tự túc. Địa điểm: 51 Vạn Kiếp, F.8, Tp. Đà Lạt