Linh mục John Veltri SJ

Nhận thức một cách chính xác hơn về những động thái của tâm linh trong sâu thẳm của thâm tâm tôi.

Thông thường Thiên Chúa dùng phản ứng tự nhiên của tâm linh cũng như qua động thái thâm sâu của thâm tâm con người, để thu hút chúng ta càng gần gũi và tham gia vào công trình cứu độ. Trước tiên, những động thái này là chính tâm linh thâm sâu cảm nhận được có ý nghĩa và có mục đích, và nó thường xuất hiện qua các động thái như cảm xúc, tình ái, khát vọng, trực cảm v.v… các động thái hay hiện tượng này được diễn đạt một cách chân thưc cũng như thâm sâu của con người chúng ta. Tuy nhiên, thông thường thì chúng ta không đi theo sự hướng dẫn nơi nội tâm thâm sâu của chúng ta, bởi vì phần lớn giờ giấc của chúng là ở trong trạng thái thức tỉnh, để thực hiện, cũng như thi hành sự việc mà chúng ta bận rộn, ví dụ như: nấu ăn, thi hành những sự việc đã có hoạch định, đưa con cái đi khám bệnh, phải nhớ sinh nhật của một người nào đó, chú tâm vào việc đang nghiên cứu…v.v… Rất nhiều các nhà viết về việc tu đức có một nhận xét, là những động thái thâm sâu của thâm tâm con người chính là sự biểu tả của ‘cái tôi thật’, và nó chính là sự chân thật của bản thân tôi.

Các đấng phụ đạo tâm linh thường cổ vũ những người được phụ đạo “get out of the head—hãy dời bỏ/ra khỏi bộ não”, nói khác đi, là đừng dùng bộ não qúa nhiều để suy nghĩ trong giờ cầu nguyện (nhưng hãy dùng chính trái tim của mình để hàn huyên với Chúa và kinh nghiệm sự hiện diện của Ngài.) Đây là một cách nói có tính cách ‘phản đối’ chủ nghĩa lý tính. Tuy nhiên điểm chính mà người phụ đạo muốn nói ở đây là giúp và cổ vũ cho người được phụ đạo biết cởi mở, hầu có thể giúp chính phần mà ngay cả bản thân người được phụ đạo cũng không biết, nhưng vẫn có thể đón nhận sự ảnh hưởng của Thiên Chúa.

Trong đời sống của con người, có thật nhiều việc chúng ta cần có được sự ý thức và điều kiện cũng như lý lẽ để suy nghĩ là một điều quan trọng. Nhưng như thế, thì thường sẽ làm ngăn trở động thái của các thần loại trong nội tâm con người (the movement of the spirits). Trong Linh thao số ‘17’ ‘32’ thánh I-Nhã gọi những tình trạng này là—có lý điều, có ý thức suy nghĩ thành ‘ý tưởng của cá nhân.’

Thứ đến, con người cũng có thật nhiều cảm xúc và tư tưởng, thường quanh di quẩn lại ở trong con người chúng ta. Như tượng hình, suy tưởng và cảm xúc của chúng ta v.v… nằm trong nội trạng và phản ảnh rất tự nhiên cũng như lưu động trong con người chúng ta, nhưng chúng ta rất ít chú ý tới sự hiện diện của nó. Thật nhiều những điều phản ứng trong nội tâm mà chúng ta đã nhắc qua ở phần trên— như sự liên quan của động thái trong thâm tâm sâu thẳm, cũng như mặt phụ/mặt tiêu cực của tôi (tức âm ảnh của thâm tâm tôi) đều có liên quan; âm ảnh của thâm tâm tôi luôn ràng níu tôi, và đã làm tôi mất tự do. Do đó mà những điều phản ứng của nội tâm là nội dung căn bản của sự nhận định thần loại. Cũng do dùng phương pháp nhận định thần loại này giúp chúng ta càng nhận rõ ràng thực tế của chính mình, và rồi có thể giúp chúng ta thực sự theo chân Chúa hướng dẫn. Chúa Giêsu đã hứa là Ngài sẽ cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần ngự trị và ở lại trong tâm hồn chúng ta. (Gioan 14)

Thâu qua các cách thức thao luyện của các giai đoạn trên, giúp chúng ta tăng thêm năng lực phản tỉnh, và nhận biết cũng như hiểu thêm đối với kinh nghiệm của nội tâm. Bây giờ chúng ta sẽ tiến thêm và bước vào một giai đoạn khác, tức đem chú ý của   chúng ta vào sự học hỏi, luyện tập, nhận biết và trân trọng thái độ phản ứng nội tâm của thần an ủi, và khô khan. Nếu như bạn đã quen biết qui luật nhận định thần loại chung trong Linh Thao (316-324), thì chắc hẳn sẽ rất ích lợi cho bạn. Xin chú ý, ‘thần an ủi/được ơn an ủi’ không cố thiết là ‘kinh nghiệm khoái lạc’, được ơn an ủi cũng rất có thể là khi kinh nghiệm một sự khô khan, nhưng mang đầy ý nghĩa. Khi kinh nghiệm sự khô khan là lúc có cảm nhận hình như không có sự hiện diện của Chúa. Khi bạn cảm nhận sự khô khan cũng không có nghĩa là lúc bạn nhận thấy mình đang ở trong tình trạng ‘buồn tẻ’, nhưng rất có thể là bạn đang trong tình trạng hoan lạc vô song. Do vậy mà được ơn an ủi không có nghĩa là ‘tốt’ hay ơn khô khan là ‘không tốt’. Có người nhận ra được là khi kinh nghiệm sự khô khan, thì chính là lúc sửa soạn cho ơn an ủi đến. Có những khi Thiên Chúa dùng chính sự khô khan để làm dấu chỉ là Ngài gần gũi với con người, nhưng thường thì con người tìm cách để giữ một khoảng cách và rồi phản kháng Thiên Chúa.

Dưới đây là phương cách thao luyện trong phần này:

Thao Luyn

A/ Thinh lng

   Đặt mình trước mặt Chúa, xin Ngài soi sang cũng như mạc khải.

   Hãy để cho tâm trí thanh thản, và cho phép tất cả những sự việc quan trọng xảy ra trong qúa khứ đã nằm trong tiềm thức được phủ hiện.

B/ Ngắm nhìn

   Chú ý đến kinh nghiệm nội tâm quan trọng phủ hiện:

   Tình tự của nội tâm như thế nào: hoan lạc, bình an, yêu ý, tự do, hòa hợp, hiện diện của Thiên Chúa, hay phân ly, đau khổ, rối loạn, lo lắng, phân tán, áp đảo, tức giận….. kinh nghiệm nào có phần trổi bật?

C/ Lắng nghe  

Ý nghĩa của những kinh nghiệm này là gì?

  1. Bạn hãy dùng một trạng thái bình thường để lắng nghe:
    Những kinh nghiệm này đến từ thể lý? Hay nó đến từ tâm lý? Hoặc là trùng hợp với hoàn cảnh lúc đó mà nó bộc phát một cách tự nhiên?
  2. Bạn hãy dùng trái tim cũng như cách suy tưỏng của Chúa để lắng nghe:
    Tất cả những việc tôi làm có phù hợp với tâm ý và cách thức của Chúa Giêsu không? Nếu như không phù hợp, thì chỗ nào tôi cần được sự chữa trị và giải phóng của Ngài?
  3. Bạn hãy dùng cảm nhận sâu xa của đức tin để lắng nghe:

 Có phải bạn đang ở trong trạng thái ‘được an ủi’ không?

Dưới đây là số ví dụ giải thích hiện tượng của sự an ủi và hy vọng có thể giúp bạn nhận định:

  • Kinh nghiệm này giúp bạn càng gần gũi với Chúa hơn
  • Giúp bạn càng dễ dàng chấp nhận người khác
  • Dễ hòa hợp và gần gũi người khác
  • Càng nỗ lực để tìm hiểu sự chân thật của bản thân
  • Cảm nhận được sự hiện diện của Chúa và càng đi sâu để tìm cũng như  hiểu biết đức tin một cách sâu xa hơn
  • Cảm nhận được sự đau khổ, khô khan, khó chịu vì Chúa (ví dụ: vì tội lỗi của tôi, mà tôi đã đóng đinh Chúa Giêsu vào Thập Gía), hoặc vì những sự việc nào đó đã làm tôi lánh xa trung tâm cái tôi của tôi (ví dụ: vì cuộc   đàm phán hòa bình không thành đã làm tôi khó chịu.)
  • Cảm thấy có ý nghĩa và hy vọng
  • Mặc dầu sự lo lắng bồn chồn vẫn tồn tại, nhưng vẫn giữ được niềm tin yêu và hy vọng.
  • Không tự mình khép kín

Nếu bạn đang trong tâm trạng được thần an ủi, thì hãy cảm tạ Thiên Chúa, và hãy biểu tả lòng cảm mến tri ân, đồng thời chuẩn bị đón nhận thần khô khan.

Có phải bạn đang ở trong trạng thái ‘khô khan’ không?

Dưới đây là số ví dụ giải thích hiện tượng của sự khô khan và hy vọng có thể giúp bạn nhận định:

  • Khép kín chính mình
  • Thiên Chúa không hiện diện trong ý thức và hành động của bạn
  • Kinh nghiệm này lôi kéo bạn đến sự ham muốn của xác thịt cũng như vật chất
  • Bạn cảm thấy cô đơn, tách ly nhưng đồng thời khát khao được gần gũi với Chúa
  • Cảm nhận thấy đau khổ, và hình như bị tách rời khỏi Thiên Chúa
  • Thiếu mất đi sự quan tâm, cảm thấy mọi sự đều đau khổ và bất hạnh
  • Bạn cảm thấy hưng thịnh và lạc thú nhưng thiếu vắng sự gần gũi, rất  phóng đãng và thậm chí mất thăng bằng trong hành động
  • Động lực căn bản là tìm và che giấu chính bản thân (nhất là những sự việc tiêu cực)
  • Kinh nghiệm này làm cho bạn xa lánh Thiên Chúa
  • Bạn không cảm nhận hay ý thức được động thái của nội tâm

Nếu bạn ở trong trạng thái khô khan, thì bạn hãy cùng với Thiên Chúa để phản tỉnh chính mình, hãy nhẫn nại đợi chờ Chúa trở lại.

Dưới đây là những nghi vấn và rất có thể giúp đỡ bạn tìm ra được nguyên do của sự khô khan:

  1. Phải chăng tội lỗi của bạn lại làm ngăn trở tình tương quan giữa bạn và  Chúa?
  2. Phải chăng bạn đã lơ đễnh đi ân huệ của Chúa, và coi nó như là một lẽ đương nhiên vậy?
  3. Qua kinh nghiệm này thì Thiên Chúa đã giúp bạn trưởng thành thế nào?
  4. Có phải bạn đang tránh trực diện với một việc nào đó hay không? Phải chăng bạn đang kháng cự lại một việc mà bạn cần phải làm khi trực diện với thử thách hay không? Có phải bạn từ chối sự trưởng thành không?
  5. Phải chăng bạn được dạy bảo là “tất cả đều là ơn huệ”, Thiên Chúa mới thực sự là căn nguyên của nguồn an ủi, chứ không phải là bạn? Có phải là bạn ỷ lại vào Thiên Chúa của an ủi vượt qua Thiên Chúa đấng ban cho bạn ơn an ủi không? (Ý ở đây muốn nói là dù Thiên Chúa có ban cho bạn ơn an ủi hay không, Ngài vĩnh viễn là Thiên Chúa của bạn. Chứ không phải chỉ có những khi được ơn an ủi thì Ngài mới là Thiên Chúa, còn những lúc khác thì không! Nếu như thế thì Thiên Chúa ấy chẳng qua để cho chúng ta lợi dụng mà thôi!
  6. Hoặc là bạn được mời gọi vác thập tự giá, hoặc là bạn theo Chúa Giêsu và bị từ chối, bị loại bỏ?

Nếu bạn ở trong trạng thái được an ủi, thì hãy thành khẩn nhìn nhận tất cả mọi sự đều do ơn huệ của Thiên Chúa, và hãy nhớ để chúc tụng và cảm tạ ơn Ngài. Nếu như bạn ở trong trạng thái khô khan, thì bạn cũng thành khẩn bày tỏ những cần thiết của mình với Chúa: Cảm tạ—vì mọi sự dều do chính Chúa ban tặng nhưng không, kinh ngạc—vì bạn không thể thấu hiểu, thống hối—nếu như bạn làm ngăn trở đường lối của Chúa. Cầu khẩn và xin Chúa giúp đỡ, để bạn được ơn nhẫn nại chờ đợi, và đừng vì ở trong trạng thái khô khan mà làm ảnh hưởng đến sự lựa chọn cũng như đáp trả lại lời mời gọi của Chúa mỗi ngày.

 A/ Hãy dùng một chút thời gian để thưa chuyện với Chúa kinh nghiệm của bạn

 B/ Ghi lại trong nhật ký những gì bạn đã phát hiện.

 Bạn có thể vẽ hay mô tả trạng thái khô khan của bạn trên một trang giấy.

 Orientation I P. 171-174

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

One Response to Huấn luyện một trái tim nhận định – Cùng với Chúa Giêsu trưởng thành (VI)

  1. Lieu Do says:

    Lay Chua xin tha thu Cho con , con don nhan tinh yeu cua Chua qua muon xin mo mat con , mo trai tim con , mo tri khon de con dem yeu thuong den moi nguoi ,

Leave a Reply

Your email address will not be published.

10 − 3 =