TLNN II dành cho ai?

TLNN II có thể giúp cho những người sau đây:

  • Những ai có ý thức về tôn giáo nhưng họ chỉ sống đạo như là một nghi thức mà thôi. Thuộc lòng sách giáo lý không giúp ích họ nhiều. Họ cảm thấy như không ‘hiểu biết gì về đức tin của mình’.
  • Ngày nay có nhiều người cảm thấy không bằng lòng với đời sống của họ hoặc với thế giới họ đang sống. Họ muốn có một đời sống có ý nghĩa hơn vì họ tin tưởng rằng đằng sau những hỗn loạn ồn ào là một thứ tự sâu sắc do từ Thiên Chúa.
  • Vì nhiều lý do nào đó, một số thao luyện viên hay lo lắng về chính họ. Họ không biết họ có tốt lành đủ chưa. Và có nhiều người đang rất tiêu cực về chính mình. Người Kitô hữu khao khát muốn biết rằng Thiên Chúa biết rõ họ và thương yêu họ.
  • Có người nhấn mạnh về sự hiện hữu (being), và có người lại nhấn mạnh về hành động (doing). Cả hai đều quan trọng và cần thiết cho mỗi người. Các bài thao luyện này có thể giúp ích để đi vào chiều sâu đó. Tuy nhiên các bài thao luyện chỉ có thể mang lại kết quả hữu hiệu khi giúp cho thao luyện viên hiểu rõ được tầm quan trọng của việc họ làm. Điểm then chốt của bài dụ ngôn người Samaritan không phải ở chỗ các nhân vật cảm thấy thế nào, nhưng mà mỗi người đã làm gì hoặc không làm gì.

Những bài thao luyện mà Thánh I-Nhã đề nghị để giúp trả lời những câu hỏi trên

  • Chỉ dạy mọi người cách kiểm điểm những quyết định, hành động, và thói quen trong một lãnh vực nào đó. Chẳng hạn giúp môt người cha nhìn kỹ vào cách cư xử của ông trong liên hệ với con cái, hay giúp một bà nhìn kỹ vào những nguyên tắc nào mà đã áp dụng trong nghề nghiệp của mình.
  • Giúp mọi người tìm cách nhìn lại con người của mình, đời sống hiện tại của mình, và những gì mình đã làm cho thế giới chung quanh. Thánh I-Nhã gọi là ‘xét mình’. Thánh I-Nhã hy vọng rằng mọi người có đồng quan điểm về thế nào là tội và thế nào là không tội, và ngài chú trọng đến tội trọng. Ngày nay, người ta không còn có đồng quan điểm về tội nữa. Những người Kitô hữu mộ đạo ngày nay nhấn mạnh về một Thiên Chúa tha thứ tội lỗi và còn thương mến yếu đuối của chúng ta. Do đó, thao luyện viên cần mở đầu việc xét mình với tình yêu của Thiên Chúa. Tuy nhiên tôi sẽ thiếu khôn ngoan nếu tôi làm ngơ tiếng xét xử của lương tâm về những gì tôi đã làm và những gì tôi đã thiếu xót.
  • Giới thiệu những phương pháp cầu nguyện đơn sơ và tâm tình. Thánh I-Nhã đề nghị 3 cách cầu nguyện trong chỉ dẫn 238-260 của sách Linh Thao của ngài.
  • Khuyến khích mọi người tham gia Bí Tích Hòa Giải và Bí Tích Thánh Thể. Tuy nhiên, Thánh I-Nhã đề nghị ĐHV nên giúp thao luyện viên hiểu xâu xa hơn không những về những bí tích này mà còn sự hiểu biết tình yêu Thiên Chúa, sự xét xử của Ngài, và Đức Kitô là Thiên Chúa Nhập thể.
  • Sau cùng, Thánh I-Nhã đề cập đến những hướng dẫn căn bản về Mười Điều Răn và về lề luật. Những ‘Nguyên tắc về Suy Nghĩ với Giáo Hội’ (Lt 353-370).

Năm điểm giúp ích cho bạn đường cầu nguyện trong chương trình thao luyện

1.- Thiên Chúa tạo dựng nhân loại và cho họ tự do để theo với chu kỳ sống trên trái đất này, và họ sống hoàn toàn theo bản năng và theo sự khôn ngoan thế gian. Tuy nhiên Thiên Chúa, thượng đế của chúng ta, mời gọi tất cả những ai được rửa tội hãy đi theo ‘Đường‘ (the Way), bắt chước Đức Giêsu Nazarét. Thánh Phaolô nhắc nhở giáo dân Ga-Lát rằng có nhiều người đang chìm đắm trong thế gian, đang tuyệt vọng và không có Thiên Chúa. Hiện nay vẫn có những người này chung quanh. Chúng ta có một ơn gọi khác.

2.- Ngày xưa, tất cả chúng ta nói một cách quả quyết về ‘chương trình của Chúa cho thế gian’ (God’s plan), và Thiên Chúa biết chắc chắn tất cả về quá khứ, hiện tại, và tương lai. Chúng ta có thể nói một cách quả quyết như vậy được khi chúng ta nghĩ đến mục đích mà chúng ta được tạo dựng và đang hướng tới. Bây giờ, chúng ta biết về thuyết tiến hóa (evolution) và biết rằng tất cả được bắt đầu từ một vụ nổ lớn (Big Bang) và được trải ra từ từ qua tỷ tỷ năm theo luật của vũ trụ. Do đó, nên nói về ‘kế hoạch của Thiên Chúa’ (God’s project) thì có ích hơn, vì một kế hoạch thường bắt đầu với một mục đích rồi được phát triển để đạt đến kết quả đã dự trù. Thiên Chúa vẫn là Chúa. Chúng ta vẫn đang lớn lên, và nhân loại là một kế hoạch của Thiên Chúa cho thế gian.

3.- Hãy nghĩ về tội lỗi như sau: Tội của thế giới (sin in the world), tội trong tôi (sin in me), và tội của tôi (my sin).

  • Tội của thế giới thường được gọi là ‘cấu trúc của tội lỗi’, như sự nghèo khổ không dứt, mối thù ghét giữa các chủng tộc, sự đàn áp phụ nữ, sự bạo động của thế giới nghiện ngập. Điều quan trọng cần biết là tội này chỉ có thể có trong sự liên hệ giữa con người với con người, giữa nhóm này với nhóm khác.
  • Tội trong tôi nói lên sự hiện thân của tội trong bản thân của tôi: những sợ hãi, những thành kiến mà tôi bị tiêm nhiễm, những đam mê ở trong tôi trước khi tôi được giải phóng, những nghiện ngập mà tôi đã vô tình nhận lấy và đang làm tôi đau khổ.
  • Tội của tôi là nhữnh hành động từ trí, tâm, thân của tôi mà tôi đã làm ngược với tiếng nói lương tâm.

4.- Ngày nay, chúng ta thường hay nói đến con người tôi (self) thay vì linh hồn (soul). Cả hai đều thật cả và có thể hiểu qua nhiều cách khác nhau. Theo truyền thống xưa, các nhà thần học thường hay nói đến linh hồn. Linh đạo ngày nay hay nói đến con người tôi. Con người tôi là gì? Trong những bài thao luyện này, chúng ta hiểu con người tôi theo nghĩa như sau: con người tôi bao gồm tất cả những nguyên tắc, những lập trường, những thái độ, những thành kiến, những khuynh hướng, những hy vọng, những giá trị mà chính tôi đã tạo lập ra trong đời sống tôi, và chỉ một mình tôi mới có thể giữ lại hoặc thay đổi. Có những kinh nghiệm làm tôi phải xét lại những gì tôi kết án Thiên Chúa, và cũng có nhiều người chống lại những tín điều của tôi vể Thiên Chúa, nhưng, chẳng ai có thể làm tôi trở nên một người vô thần, ngoại trừ tôi. Đó là con người tôi.

5.- Mọi người chọn lựa lối sống rất khác biệt nhau. Thánh kinh đề cập đến những người theo thế gian, những người theo ma quỷ, những người theo xác thịt, hay vượt lên trên tất cả, những ngưòi theo ‘Đường’ (the way).

Những điều nhắc nhở trước khi vào TLNN II

Người Đồng Hành

  • Cách chuẩn bị hữu hiệu nhất là cầu nguyện với tài liệu. Nên nhớ mình đang giúp người khác hiểu và áp dụng vào đời sống những sự thật căn bản.
  • Hướng dẫn thao luyện đòi hỏi ĐHV không được ‘đứng ở giữa’ (remain at a balance). Phưong pháp tốt nhất để giúp người khác là lắng nghe. Lắng nghe trong TLNN có nghĩa là sau khi nghe thì lập lại những gì mình đã nghe được, giải thích điều mình hiểu, đặt nghi vấn những hành động mà mình thấy không hợp lý, đưa ra những câu hỏi thực tế (leading questions), thách thức nếu họ không ngại ngùng, không dám đối diện vấn đề, hoặc không dám áp dụng thử những lời đề nghị. Qua những bài thao luyện, ĐHV cố gắng giúp thao luyện trở nên tốt hơn và làm những điều khá hơn, cả những điều tốt nhất, đặc biệt là khi họ biết được điều đó là gì rồi.

Người Thao Viên

  • TLV và nhóm bằng lòng cầu nguyện nửa tiếng mỗi ngày. 15’ phút sợ không đủ, một tiếng thì hơi khó.
  • TLV cần biết rõ cách làm Phút Hồi Tâm và thường xuyên thực hành bài thao luyện này.
  • TLV sẵn sàng gặp nhau đều đều để chia sẻ kinh nghiệm thiêng liêng của mình với nhóm. Để việc chia sẻ đạt hiệu quả mong muốn, TLV cần hiểu rỏ chia sẻ thiêng liêng là gì, cũng như cần nắm vững diễn tiến của Bảy Bước Chia Sẻ Thiêng Liêng khi chia sẻ nhóm.
  • TLV chỉ nên đọc phần tài liệu TLNN trực tiếp liên quan đến đế tài đang cầu nguyện mà thôi. Không nên tò mò đọc trước tài liệu của những tuần sắp tới. Tò mò đọc trước sẽ gây chia trí, làm thiếu tập trung vào đề tài đang cầu nguyện
  • Mỗi tuần TLV có một số đoạn Thánh Kinh để thao luyện. TLV cần lập đi lập lại các đoạn này trong tuần khi cầu nguyện. Ngày thứ Bảy thì có thể dùng các bài đọc của ngày Chúa Nhật trong phụng vụ hoặc, tùy theo Thần Khí dẫn dắt, họ cũng có thể ôn lại nhật ký thiêng liêng viết trong tuần.

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

Leave a Reply

Your email address will not be published.

9 + five =