Hướng Dẫn Cho Đồng Hành Viên
BUỔI HỌP KẾT THÚC TLNN I-3 & GIỚI THIỆU TLNN I-4
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
1. TLV có biết cầu nguyện không? TLV có giữ giờ cầu nguyện như đã cam kết không?
2. Hình ảnh về Thiên Chúa của TLV có thay đổi chút nào không? TLV có cần ĐHV cho chứng từ về một Thiên Chúa hết sức dịu dàng tha thiết và công bằng? Một Thiên Chúa đầy tình thương và công chính? Một Thiên Chúa đầy quyền năng và kiên nhẫn vô hạn?
3. TLV đi lạc vào ảo tưởng và để cảm xúc chi phối không?
NHỮNG ĐIỀU CẦN CHIA SẺ VỚI THAO LUYỆN VIÊN
Về Phương Pháp
1. ĐHV có thể chia sẻ vài điểm về đời sống cầu nguyện, chẳng hạn: coi cầu nguyện “thời gian tôi sẵn sàng phí với Thiên Chúa” hay là biết kiên trì cầu nguyện cũng như cần kiên trì vun trồng các mối tương quan.
2. Nhắc lại tầm quan trọng của việc nhìn vào chính bản thân TLV và cuộc sống của họ trong mỗi giờ cầu nguyện. đây là ý nghĩa của câu “áp dụng các điểm cho chính tôi”. Một số người thiếu tự tôn, không tin rằng đời sống của họ rất đáng được nghĩ đến một cách chín chắn.
Về Nội Dung
1. Tùy thuộc vào điều TLV cần hay có thể sử dụng, ĐHV có thể đề cập đến bản chất con người đã được tạo dựng trong hình ảnh của Thiên Chúa như thế nào. Mỗi một người là duy nhất, vô nhị, và không thể thay thế, cũng như Thiên Chúa là Đấng Duy Nhất; tuy nhiên, chúng ta liên hệ mật thiết đến nỗi yếu tố di truyền (DNA) của chúng ta kết hợp từ cha mẹ chúng ta, ngôn ngữ của chúng ta thuộc về mọi người, và những ao ước của chúng ta chịu ảnh hưởng của người khác. Làm người có nghĩa là được liên hệ và liên hệ bởi vì chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa là Ba Ngôi. Áp dụng điều này vào trong cuộc sống hằng ngày rất là quan trọng.
2. Tình thương mà chúng ta san sẻ không chỉ là một điều tốt mà hơn thế chúng ta được tạo dựng để yêu thương. “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga4:7), chúng ta cũng là tình yêu khi chúng ta sống đúng với bản chất thật sự của mình. Thiên Chúa đang sáng tạo mỗi một người trong chúng ta bởi vì Ngài ao ước có thêm một người tình cho Ngài. Trên hết chúng ta là người tình.
3. Việc chia sẻ trong tình yêu Thiên Chúa này (divine love) dẫn đến tín điều tham dự vào Thiên Tính mà chúng ta vẫn nhắc tới trong lời nguyện khi Linh Mục hòa nước vào rượu trong thánh lễ. Tín điều này rất ‘cao siêu’, nhưng những hình ảnh và ngôn ngữ gợi hình giúp con người hiểu được điều này. ĐHV có thể xem thêm tài liệu Tấm Gương Trong Cánh Đồng (trang 21), hoặc tự mình nghĩ ra một cánh nào đó.
4. Về các đoạn Thánh Kinh:
– St 1,24-31: chắc chắn phải nhấn mạnh rằng: “Thiên Chúa thấy mọi sự đều tốt đẹp” sau khi tạo dựng nhân loại.
– 1 Ga 4,7-21: ĐHV có thể đề nghị đọc đoạn này với tinh thần cầu nguyện, nhưng phải nói rõ là Thiên Chúa đã quyết định rằng chúng ta chia sẻ tình yêu nhiệm mầu trong tình yêu thương nhau.
– Ga 15,1-17: mời gọi một cuộc đối thoại về Nhiệm Thể mà đầu của Nhiệm Thể là Đức Kitô. Giờ đây chúng ta thấy Thiên Chúa “mang” lấy dân của Ngài gần gũi biết bao!
Bài cho thao luyện viên
Ơn Xin – Tôi muốn gì?
Xin Thần Khí Sự Sống dạy tôi biết yêu thương theo đường lối của Chúa, qua hành động và chia sẻ, kể cả chia sẻ chính bản thân mình.
Tham Khảo
1. St 1,24-31: Chúa thấy tất cả những tạo vật của Ngài đều tốt lành.
2. 1 Ga 4,7-21: Đây là Thánh Ý của Chúa: Dân Chúa yêu Ngài bằng cách yêu thương nhau.
3. Ga 15,1-17: Như những nhành của cây nho, tôi cũng cũng chia sẻ vào đời sống của Chúa Kitô.
Vài điểm gợi ý
- Đây là cách Chúa yêu thương: Chúa yêu thương qua hành động chứ không chỉ bằng tư tưởng hoặc qua thái độ. Ngài chia sẻ tất cả: trao ban quà tặng (ân sủng), hiện diện trong những món quà đã trao, hoạt động qua những món quà, và cho đi chính Ngài trong đó. Tất cả sự sống trên mặt đất đều dự phần vào sự sống của Thiên Chúa. Mỗi một chút hiểu biết là một phần của tư tưởng của Thiên Chúa. Cho nên khi tôi sống trong công bằng, bác ái, hạnh phúc, và bình an tức là tôi đang sống trong chân lý, bác ái, hạnh phúc, và bình an của chính Ngài – và trong chính bản thể của Ngài.
- Chúa Giêsu, Đấng Thánh của Thiên Chúa, đã đến để chia sẻ thân phận làm người với tôi. Chúa làm như thế đó. Với một tình thương sắt đá nhưng ngọt ngào, Ngài không những chia sẻ thiên tính của Ngài với tôi mà còn gánh lấy nhân tính của tôi. Vì thế, mỗi người đều có một phẩm giá tuyệt vời: là người như Chúa Giêsu Kitô làm người.
- Tôi được mời gọi trong Thần Khí để yêu thương những người Chúa gửi đến cho tôi, để yêu thương như Chúa yêu thương, Tình Yêu phải cần được thể hiện bằng hành động chớ không phải chỉ bằng tư tưởng hoặc những cảm xúc.
Dẫn Giải Thánh Kinh
St 1,24-31 “Thiên Chúa thấy mọi sự rất tốt đẹp!” sau khi tạo dựng con người.
- cc. 24-25 Thiên Chúa tạo dựng cả thế giới để chuẩn bị cho con người.
- Cụm từ “Hình ảnh” của Chúa không phải ám chỉ về linh hồn như ta thường được dạy. Ngày xưa, hình ảnh, hoặc hình tượng, của một vị vua được gửi đi như là người đại diện của nhà vua ở chốn xa xôi. Như vậy, được tạo thành giống hình ảnh của Thiên Chúa, chúng ta là những người đại diện của Chúa, được ban quyền cai quản trần gian này.
- cc. 26-27 Chúa tạo dựng con người (“adam” trong tiếng Do Thái), gồm cả nam lẫn nữ, như được nói rõ trong câu 27.
1 Ga 4,7-21 Thiên Chúa quyết định rằng bằng yêu thương lẫn nhau, chúng ta được thông phần vào tình yêu của Chúa.
- Thiên Chúa là tình yêu. Ai biết yêu thương là biết Chúa.
- cc. 17-18 ai yêu thương sẽ không sợ bị án phạt.
- cc. 10, 19 Chúa là người đi bước trước để yêu thương chúng ta. Văn hoá trong xã hội thời đó, người đi bước trước là người có công.
- Thử thách thật sự là chúng ta có thương yêu nhau không.
Ga 15,1-17 Bài này nói về Nhiệm Thể với đầu là Đức Giêsu Kitô. Chúa thật là gắn bó với con người
- Đây là phần cuối của sự mạc khải của Chúa trước khi chịu khổ nạn. Ý nghĩa chính là chúng ta phải gắn liền với Chúa mới sinh nhiều hoa trái, và phải yêu như Chúa đã yêu. Hai câu được dùng song song với nhau để bắt đầu và kết thúc mỗi đoạn:
- cc. 1-5a mở và kết với câu “Thầy là cây nho”: Thân nho ban sự sống, nhưng chúng ta cũng phải bám vào thân cây để nhận lấy sự sống đó.
- cc. 5b-8 đầu và cuối có câu “Ở lại trong Thầy”: Phần này nói lên kết quả của việc kết hợp hay không kết hợp với Đức Giêsu.
- cc. 9-11 ở lại trong Chúa nghĩa là ở lại, kết hợp trong tình yêu Chúa.
- cc. 12-17 “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau”: Khi chúng ta yêu đến sẵn sàng hy sinh mạng sống như Đức Giêsu, chúng ta bước vào một mối liên hệ mới với Đức Giêsu và với nhau.
Nếu tôi yêu thương như Chúa thương yêu
tôi sẽ yêu thương như thế nào?
Tạ ơn Chúa đã làm việc liên tục để Tạo Dựng nên con và Cứu Chuộc con