1. Tv 139 Đây là cách Chúa yêu chuộng mỗi người chúng ta.

  • Bài Thánh Vịnh này rất tuyệt vời để chiêm niệm vì có nhiều chi tiết sống động, cụ thể; không cần phải giải thích nhiều, những hãy chiêm niệm những cảnh, những nhân vật và tình huống mà Thánh Vịnh gợi lên. Đây là đại ý cấu trúc bài Thánh Vịnh:
  • cc. 1-6 Chúa biết tất cả (được lập lại vào đoạn cuối cùng 23-24)
  • cc. 7-12 Chúa luôn hiện hữu. Có lẽ đây là đoạn Thánh Kinh diễn tả về đề tài này hay nhất.
  • cc. 13-18 Chúa thấu hiểu người viết bài Thánh Vịnh, và đặc biệt là Ngài đã tạo dựng nên ông.
  • cc. 19-24 Lời nguyện chống lại địch thù, những người thờ phượng các thần tượng thay vì Thiên Chúa; họ không thờ phượng Chúa như người viết bài Thánh Vịnh này. Kẻ thù có thể là một phần của chính con người tôi mà tôi cần phải thanh luyện để vứt bỏ.

2. Ga 3:1-21 Thiên Chúa muốn sống với chúng ta và ở giữa chúng ta, và Ngài đã làm như vậy.

  • Nicôđemô, một vị kinh sư (c. 10), đến với Đức Giêsu vì đã thấy những phép lạ Đức Giêsu làm (c. 2b). Đức Giêsu dắt ông qua ba mức độ, mỗi mức độ bắt đầu bằng hai chữ “Amen, amen: Quả thật, quả thật” trong các câu 3, 5, 11. Nicôđemô đã không hiểu nhiều qua lần gặp gỡ này, nhưng ông sẽ trở lại gặp Đức Giêsu thêm 2 lần nữa.
  • Cái cốt lõi của bài học nằm ở phần sau của đoạn Thánh Kinh, câu 13-21. Phần này được chia ra làm hai phần nhỏ:
  • cc. 13-15 Đức Giêsu là người duy nhất từ trên trời xuống (c. 13) để dạy và cứu chữa chúng ta (c. 15), và Ngài thi hành điều này qua đau khổ (c. 14, bị treo trên Thập Giá).
  • cc. 16-21 Chúng ta được cứu hay không là tùy vào việc chúng ta có chấp nhận tình yêu của Thiên Chúa, hoặc chấp nhận Đức Giêsu không.

3. Lc 24:36-43 Đức Giêsu sống lại để ở với chúng ta luôn mãi.

Đoạn Phúc Âm này ngắn gọn nhưng thật là cảm động. Ví dụ như trong câu 39:

  • § “Cứ sờ xem”: thật sự đụng vào và rà soát kỹ lưỡng.
  • § “Có xương có thịt”: một hình ảnh Thánh Kinh được lấy từ “xương bởi xương Ta và thịt bởi thịt Ta” (x. St 2:23), cho thấy không những Chúa làm người mà còn mang những tính chất căn bản của con người (thường được dùng để nói lên mối giây quan hệ, như trong 2 Sm 5:1; 19:12-13).
  • § Hãy quan sát phản ứng của các tông đồ.

               Tôi có tin nhận sự hiện diện của Chúa, Đấng Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta, và là Thần Khí của Sự Sống không?

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

Leave a Reply

Your email address will not be published.

8 + thirteen =