Ed 11,17-21 Thiên Chúa trực tiếp tạo dựng mỗi người. Ngài sáng tạo và cứu chuộc mỗi người chúng ta trong dân Ngài quy tụ, và trong nhiệm thể Giáo Hội.

  • Sau khi chúng ta bị xa lạc (như dân Do Thái xưa bị lưu đày ở Babylon), Thiên Chúa sẽ đem chúng ta trở lại làm một với Ngài (“một trái tim bằng thịt”, thay thế cho “trái tim chai đá”), thiết lập lại mối liên hệ công chính và bền vững giữa Thiên Chúa và đoàn dân của Ngài. Thiên Chúa là trung tâm điểm cho cuộc sống của chúng ta.
  • Lời nói “Chúng sẽ là dân Ta, và Ta sẽ là Chúa của chúng” được thể hiện như một giao ước Chúa thiết lập với Abraham, với Môisen, và với toàn dân.

Lc 1,26-38 Mẹ Maria trân trọng món quà được làm Mẹ Đức Giêsu.

  • Thiên Chúa hoạt động trong lịch sử: Thiên Chúa tuyển chọn Mẹ Maria và cho Đức Giêsu nhập thể.
  • Mẹ Maria là mẫu gương cho những kẻ tin. Mẹ không có chút quyền hành gì khi so sánh với tư tế Zacaria. Mẹ là một thiếu nữ còn non trẻ, nghèo, không nắm chức quyền nào, và không được vào đền thờ. Mẹ cũng không có một người chồng hoặc một người con để, trong nền văn hóa thời đó, minh chứng sự hiện hữu của Thiên Chúa. Vì vậy Thiên Chúa thật khác thường, và đối nghịch với cái nhìn của con người
  • Nazarét là một làng nhỏ trong vùng Galilê, nằm ở phía bắc của Samaria và Giuđêa. Galilê trải dài từ khoảng 45 đến 85 dặm về hướng bắc của Giêrusalem và rộng khoảng 30 dặm. Nazarét là một làng nhỏ, khoảng 15 dặm về phía nam của biển Galilê và dân số vào khoảng 150 người.
  • “Ngươi sẽ đặt tên cho con trẻ là Giêsu” phản ảnh việc loan báo sự hạ sinh của một nhân vật trọng đại, như trong Lc 1:13; St 16:7; Tl 13:5; Is 7:14. Chữ Hy Lạp là Ihsous, dịch ra tiếng Latin là Jesus, giống như Yeshua trong tiếng Do Thái, nghĩa là “Yavê Cứu chữa,” một tên rất phổ thông vào thời bấy giờ.
  • Đức Giêsu cao trọng hơn Gioan, vì ông chỉ là một tiên tri so với Đức Giêsu là Đấng Cứu Tinh. So sánh cách diễn tả Đức Giêsu là cao trọng ở đây với câu Lc 1:15, “cao trọng trước mặt Chúa.” Từ cao trọng được dùng nhấn mạnh sự cao trọng của Đức Giêsu, vĩ đại hơn mọi vĩ đại.
  • “Đấng Tối Cao” là một cách nói về Chúa mà không phạm huý.

Ep 1,3-14 Thiên Chúa đã thi ân giáng phúc, làm cho ta nên tinh tuyền thánh thiện.

  • Trong nguyên tác Hy Lạp, bản văn này chỉ gồm có một câu dài, với 3 phần chính. Mỗi phần kết thúc với một câu chúc tụng Chúa (cc. 6, 12, 14), chú trọng vào từng ngôi vị của Chúa Ba Ngôi. Sau phần mở đầu tóm lược tất cả ân sủng của các thánh (c. 3), phần đầu tiên (cc. 4-6) dâng lời chúc tụng Chúa Cha đã tuyển chọn chúng ta từ trước vô cùng; phần thứ hai (cc. 7-11) dâng lời chúc tụng cảm tạ Chúa Con đã đền bù tội lỗi chúng ta trong lịch sử cứu độ (i.e., trên cây Thánh Giá); và phần cuối cùng (cc. 12-14) dâng lời chúc tụng Chúa Thánh Thần đã đóng ấn quá khứ của chúng ta, ngay khi chúng ta trở lại.
  • c. 5 Làm “nghĩa tử” là được thừa hưởng gia nghiệp.

Làm sao tôi có thể trân trọng và yêu mến thế giới chung quanh tôi,
cũng như cuộc sống, và chính con người tôi?

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

Leave a Reply

Your email address will not be published.

4 × 5 =