Trong bức tranh Rembrandt, người con cả bằng lòng với vai trò đứng quan sát. Thật khó mà hình dung ra được những gì đang xảy ra trong quả tim của anh, thì cũng khó như thế đối với bức tranh cũng như đối với dụ ngôn, vậy tôi chỉ còn một câu hỏi: “Anh ta sẽ đáp lại lời mời gọi vào dự tiệc như thế nào?”

Trong bức tranh cũng như qua dụ ngôn, có một điều không nghi ngờ: đó là quả tim người cha. Quả tim ông rộng mở với hai con; mong thấy chúng ở chung với nhau như anh em, chung quanh bàn ăn; dù cho có khác biệt, ông muốn chúng cùng thuộc về một nhà và con cùng là của một cha.

Khi để tất cả điều này lắng xuống trong tôi, tôi mới thấy câu chuyện người cha và hai con lầm lạc nói cho tôi một cách rất mãnh liệt rằng chính Thiên Chúa chọn tôi trước chứ không phải tôi chọn Ngài trước. Đó là mầu nhiệm đức tin lớn lao của chúng ta. Chúng ta không  chọn Thiên Chúa nhưng Ngài đã chọn chúng ta. Từ muôn thuở, chúng ta đã được ẩn giấu “trong lòng bàn tay Người”“được khắc trong lòng bàn tay Người” (Is 49, 2-16). Trước khi bất cứ ai chạm đến tôi, Thiên Chúa đã “thành hình tôi trong bí mật” “gầy tạo” tôi trong lòng đất, và ngay cả trước khi người khác quyết định cho tôi, Thiên Chúa “đã dệt tôi trong dạ mẹ tôi (Tv 139,13-15). Thiên Chúa yêu thương chúng ta trước khi bất cứ một người nào cho chúng ta một dấu hiệu dù là nhỏ nhất của tình yêu. Là Đấng “đầu tiên” yêu thương chúng ta bằng một tình yêu không giới hạn, không điều kiện, Người muốn chúng ta là những đứa con yêu quý và đòi hỏi chúng ta yêu thương Người như Người yêu thương chúng ta.

Một phần lớn đời tôi, tôi chiến đấu để tìm kiếm Thiên Chúa, để hiểu biết Người, để yêu mến Người. Tôi cố gắng hết sức để đi theo các chỉ dẫn của đời sống thiêng liêng – cầu nguyện không ngừng, làm việc cho tha nhân, đọc sách thánh – và để tránh không biết bao nhiêu cám dỗ làm tôi xao lãng, tôi thất bại nhiều lần, nhưng tôi luôn luôn cố thử làm lại ngay cả khi tôi ở bên bờ tuyệt vọng.

Bây giờ tôi tự hỏi, trong suốt thời gian ấy, tôi có ý thức đủ là Thiên Chúa hằng đi tìm tôi, nhận biết tôi và yêu thương tôi hay không. Vấn đề không phải là “làm sao tôi tìm được Thiên Chúa?” mà “làm sao tôi để cho Thiên Chúa tìm gặp được tôi?” Vấn đề không phải là “làm sao tôi biết Thiên Chúa?” mà “làm sao tôi để Thiên Chúa biết tôi?” Và cuối cùng, câu hỏi không phải là “làm sao tôi yêu thương Thiên Chúa?” mà “làm sao tôi để cho Thiên Chúa yêu thương tôi?” Thiên Chúa tìm tôi từ xa, cố bắt gặp tôi, với ước muốn lớn lao đem tôi trở về nhà. Trong ba dụ ngôn mà Đức Giê-su kể khi người ta hỏi vì sao Người ăn chung với người tội lỗi, cả ba đều nhấn mạnh đến sáng kiến chủ động của Thiên Chúa. Thiên Chúa là người chủ chăn đi tìm con chiên lạc, Thiên Chúa là người đàn bà đốt đèn, quét nhà, tìm khắp xó xỉnh đồng tiền bị mất cho đến khi tìm lại được. Thiên Chúa là người cha canh thức và chờ đón các con, chạy ra ôm các con, giảng hòa và năn nỉ con trở về nhà.

Điều này có vẻ kỳ lạ, nhưng chính Chúa đi tìm tôi nhiều hơn là tôi đi tìm Người. Đúng, Thiên Chúa cần tôi hơn tôi cần Người. Thiên Chúa không phải là người gia trưởng ngồi ở nhà, bất động, chờ con về nhà xin lỗi, xin tha thứ và hứa sẽ cải thiện. Ngược lại, Người rời nhà, quên địa vị của Người, Người vội vã đi ra đón mừng các con, đem các con mình vào bàn tiệc đã dọn sẵn, mà không chú ý đến lời xin lỗi, lời hứa thay đổi của các con.

Bây giờ tôi bắt đầu nhận thấy bản chất con đường hoàn thiện của tôi phải thay đổi tận gốc đến là chừng nào, vì tôi không còn thấy Thiên Chúa ẩn mình và làm cho tôi không tìm ra được Ngài, mà ngược lại chính tôi ẩn mình làm Ngài phải đi tìm tôi. Khi nhìn con người hư  hỏng trong tôi với cặp mắt của Thiên Chúa, và thấy Thiên Chúa vui mừng vì tôi trở về nhà, lúc đó đời sống của tôi trở thành đỡ lo lắng và thêm tin tưởng hơn.

Có phải tình yêu Thiên Chúa trở thành tuyệt diệu hơn khi tôi để cho Người tìm tôi và đem tôi về nhà, ăn mừng cuộc trở về của tôi với các thiên thần không? Có phải là tuyệt diệu hơn khi tôi làm cho Thiên Chúa cười, bằng cách cho Người cơ hội tìm được tôi và yêu tôi hết lòng không? Những câu hỏi đó nêu lên một vấn đề chủ chốt: đó là hình ảnh mà tôi có về chính tôi. Tôi có thể chấp nhận tôi đáng được đi tìm không? Tôi có tin được Thiên Chúa thật sự ước muốn ở với tôi không?

Chính đó là trọng tâm cuộc chiến đấu thiêng liêng của tôi: cuộc chiến chống khước bỏ và khinh thường chính tôi. Đó là một cuộc chiến khủng khiếp, bởi vì thế gian và ma quỷ âm mưu để làm cho tôi tin tôi không có giá trị, vô ích và không đáng kể. Bằng những chiến lược kinh tế thị trường, xã hội tiêu thụ quỷ quyệt lèo lái lòng tự trọng yếu nhược của người tiêu thụ, tạo ra những mong chờ thiêng liêng từ những phương tiện vật chất. Khi người ta coi tôi “nhỏ bé” tôi dễ dàng bị lôi cuốn vào cám dỗ phải mua đồ đạc, phải gặp người này, phải đến chỗ kia để họ hứa hẹn giúp tôi thay đổi tận gốc hình ảnh của tôi, dù họ không thể nào giữ đúng trọn vẹn những lời hứa đó. Nhưng mỗi lần tôi để bị lèo lái quyến rũ như vậy thì tôi càng có lý do hơn nữa để hạ thấp tôi xuống và coi tôi như một đứa con bị bỏ rơi.

                                                   (HN:149-152)

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

Leave a Reply

Your email address will not be published.

5 × three =