men-praying-medj1

Nhập nguyện

Xin Chúa Thánh Thần dạy cho con biết, cầu nguyện với Đấng Phục sinh như thế nào?

Suy chiêm

1. Chúng ta có đụng chạm được vào Đấng Phục sinh hay không?

JL 46:1 Bạn không được biết Chúa Giê-su trong cuộc đời trần thế của Ngài. Nhờ quyền năng Thần Khí, hôm nay bạn được biết Ngài, như thánh Gio-an đã chép trong thơ thứ nhất; bạn có thể lắng nghe, nhìn thấy, chiêm ngưỡng và đụng chạm đến Ngài. Gặp gỡ Chúa Ki-tô, bạn được niềm vui và sự bình an. Trong thinh lặng sâu thẳm nội tâm, bạn nghiệm được sự hiện diện của Chúa Ki-tô vinh hiển. Đức tin Ki-tô hữu dựa trên chứng tá các tông đồ, được rao truyền trong Giáo Hội ngày nay.

2. Vì đã Phục sinh, chắc chắn Đức Ki-tô đang hiện diện, Ngài hiện diện như thế nào?

a. Chắc chắn Ngài đang hiện diện (2)

Chúa Ki-tô chỗi dậy từ trong kẻ chết đang hiện diện. Ngài đang sống, có nghĩa là vinh quang Thiên Chúa thấm vào hữu thể của Ngài đến nỗi Ngài không thể bị hủy diệt được nữa. Trong 33 năm trần thế, thân xác Chúa Giê-su bị giới hạn khiến ta không thể thấy được Ngài, nhưng nay Chúa Giê-su biểu hiện qua thân xác mà thánh Phao-lô gọi là “thiêng liêng”. Cha X. Léon-Dufour nói: “Đức Ki-tô sống lại là gạch nối liền loài người với nhau, trong cùng một lúc, không còn bị giới hạn bởi thời gian và không gian”.

b. Ngài hiện diện với mọi người (3)

Chúa Ki-tô sống lại hiện diện với mọi người, trong mọi thời đại. Bạn có thể liên lạc mật thiết với Ngài. Bạn cảm thấy được mối tương quan với Đức Kitô sống động, Ngài là một nhân vật khác bạn, bạn có thể hoàn toàn cậy dựa vào Ngài. Vắng Ngài, đời bạn không còn ý nghĩa gì, có Ngài, mọi sự trở nên đáng mến. Đức Ki-tô sống lại nhìn bạn với một cái nhìn thấu triệt mọi sự, Ngài cũng thu hút hết mọi người hiện đang bao bọc bạn, những người bạn yêu mến. Đức Ki-tô có tương quan riêng với tất cả mọi người. Nếu bạn bỏ qua sự hiện diện phổ quát của Đức Ki-tô, bạn chia cắt Ngài.

c. Ngài là trung gian nối kết chúng ta (4)

Sự hiện diện phổ quát của Chúa Ki-tô khiến bạn được nối liền với mọi người khác từ trong nội tâm, làm cho họ hiểu điều bạn không thể nói được. Bạn có thể tác động trên những người đó, và yêu họ với con tim của bạn, với những giới hạn của thân xác bạn. Cha Teilhard de Chardin viết: “Đức Ki-tô nối kết chúng ta và làm cho chúng ta thấy rõ nhau”. Trong Đức Ki-tô, bạn gặp lại mọi người và mọi sự, truyền sang cho họ phần tốt nhất nơi bạn. Toàn thể thụ tạo rực sáng lên do sự hiện diện của Đấng Phục Sinh, được chuyển vận về với Cha và trở thành dấu chỉ sự hiện diện của Thiên Chúa.

3. Phải cầu nguyện thế nào để gặp gỡ Ngài và đổi lối nhìn

a. Cầu nguyện với niềm tin và đổi lối nhìn (5-6)

Nhưng bạn chỉ khám phá những điều trên trong mức độ được đức tin soi sáng. Mỗi lần Chúa Giêsu hiện ra, người ta bắt đầu nghi ngờ. Các tông đồ thấy Ngài mà không nhận ra Ngài, như thể có một tấm màn che mắt các ông. Trên đường Em-mau, Chúa Ki-tô không thay đổi sắc thái, vậy mà các môn đệ không nhận ra Ngài. Chính vì đã có biến cố thứ Sáu Tuần Thánh, nên các môn đệ không hiểu được sao Ngài lại còn có đó. Đức Giê-su đi bước trước, Ngài cho các ông thấy được Ngài. Ngài hiện ra giữa các môn đệ, như trong các cuộc thần hiện. Mỗi lần Ngài xuất hiện, Ngài tố cáo nguyên nhân lòng cứng tin của các tông đồ vẫn coi Thập Giá là một điều phi nghĩa. Ông Phê-rô đã từ chối một Đấng Mê-si-a đau khổ, sau khi đã tuyên xưng đức tin tại Xê-da-rê.

Các tông đồ khám phá là Đức Giê-su Phục Sinh đã ra khác. Ngài không phải là ma, xác của Ngài là xác thiêng, không còn giống những thân xác bình thường nữa. Muốn nhận ra Chúa Ki-tô phục sinh, phải đứng về phía Ngài, nghĩa là phải tin vào Ngài.

b. Phải dấn thân theo Ngài (7)

Cầu nguyện cũng vậy. Bạn chỉ nhận ra Đức Giê-su Phục Sinh khi nhận ra sự hiện diện của Ngài và dấn thân theo Ngài trong tự do. Để biết Ngài, phải tiến thêm một bước. Chính khi bạn tin vào tình yêu của Ngài, thì Ngài sẽ tỏ ra cho bạn. Có một câu ngạn ngữ Ả-rập như sau: “Hãy lại gần tôi với con tim bạn, tôi sẽ cho bạn cặp mắt của tôi”. Chỉ những người tin vào Đấng Phục Sinh mới nhận ra Ngài.

c. Phải loan báo Ngài (8)

Đức Ki-tô sống lại không hiến thân cho tôi một cách ngoạn mục như để biểu diễn, Ngài đẩy bạn đến với người khác. Từ nay bạn phải loan báo Ngài đang hiện diện và sống giữa lòng thế giới, trong mỗi biến cố. Năng động truyền giáo sai bạn đến với mọi người anh em để loan Tin Mừng. Ông Mát-thi-a được chọn làm Tông đồ là vì đã đi theo Đức Giê-su từ khi Ngài chịu phép rửa cho tới khi Ngài sống lại. Nếu bạn không kinh nghiệm Chúa Phục Sinh trong cầu nguyện và đời sống hằng ngày, bạn chỉ loan báo một chân lý, một đạo lý, chứ không loan báo mầu nhiệm Đức Ki-tô sống động mà người ta chờ nghe.

4. Suy chiêm Ga 20,1-29 để biết phải đổi lối nhìn mới nhận ra Đấng Phục sinh được

Kết nguyện

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

2 Responses to Cầu nguyện với Đấng phục sinh như thế nào?

Leave a Reply

Your email address will not be published.

sixteen − three =