bdf789_79848399c3753a9b6a1b5d48e69248a7

Nhập nguyện

Thấy được Chúa nhìn thì được tác tạo, được biến đổi, được hạnh phúc. Xin biết cách cầu nguyện thế nào để thấy được Chúa nhìn.

Suy chiêm

1. Thấy mình được Chúa nhìn thì được tác tạo

2. Thấy được Thiên Chúa nhìn thì được biến đổi.

a. Bạn có kinh nghiệm về việc được người yêu nhìn và được biến đổi không?

b. Bạn có đọc thấy trong Kinh Thánh những nhân
vật được biến đổi vì thấy Thiên Chúa nhìn mình không?
(Lc 7,36-50; Ga 4,7-30; Phêrô).

c. JL 5: Bạn hiện hữu và bạn đang sống vì Thiên Chúa
âu yếm nhìn bạn

Các nhà vô thần hiện đại phản đối một Thiên Chúa không cho phép họ hiện hữu như một chủ thể tự do. Ông Merleau Ponty đã viết: “Hễ đụng đến tuyệt đối là ý thức chết ngay”. Về một phương diện nào đó, họ có lý: nếu Thiên Chúa quả thật là Đấng-khác-hẳn, thì bạn phải đấu tranh khủng khiếp để thoát khỏi vòng kiềm chế của Ngài. Nhưng Thiên Chúa không thuộc phạm trù “khác hẳn” và cũng không thuộc phạm trù “giống hệt”.

Khi Thiên Chúa tạo dựng bạn, Ngài không đưa bạn vào cuộc sống một cách thờ ơ, Ngài không phải là bất cứ ai đó. Bạn cũng không thể nghĩ bạn đồng nhất với Chúa. Khi bạn nhận mình là một thụ tạo hiện hữu nhờ Đấng Hóa Công, bạn xác nhận rằng “Thiên Chúa không phải là tôi” đồng thời “Thiên Chúa cũng không phải là một người khác tôi”.

Xét về mặt khái niệm thì điều này có vẻ mâu thuẫn, nhưng bạn có thể nhận định được với cảm quan tôn giáo. Vì thế, khi cầu nguyện, bạn cần cảm nghiệm tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa, bạn phải ý thức Thiên Chúa đang âu yếm nhìn bạn, và chính cái nhìn của Thiên Chúa không ngừng tác tạo bạn. Chính vì quên khởi đầu từ cái thực tế đó mà nhiều buổi cầu nguyện trở thành mơ hồ. Chính vì Thiên Chúa vẫn tiếp tục tạo dựng chúng ta, mà mỗi đời sống thiêng liêng và đời sống cầu nguyện mới có nền tảng vững chắc, vì vậy, vào buổi đầu một cuộc tĩnh tâm, sau khi đã chiêm ngắm Thiên Chúa như Đấng-khác-hẳn-chúng-ta, bạn nên chiêm ngắm Thiên Chúa như Đấng-không-ngừng-tạo-dựng-chúng-ta. Hãy cầu nguyện với Tv 138; bạn đặt mình trước Thiên Chúa đấng tạo dựng và tái tạo bạn ngày hôm nay đây.

Hãy cảm nghiệm bạn đang sống, ý thức bạn có thân xác và tâm linh: chính Thiên Chúa cho bạn hiện hữu và suy nghĩ được. Ngài không tạo dựng bạn như một vật vô tri vô giác, một cách vô tình. Thiên Chúa không tạo dựng một nhân vị theo kiểu một sự vật: tạo dựng người và vật giống nhau quả thật là một hành động vô nghĩa và các nhà vô thần có quyền phủ nhận một Thiên Chúa giới hạn tự do của họ. Khi Thiên Chúa tạo dựng bạn, Ngài mời gọi bạn như thể là bạn đã có nhân phẩm rồi và Ngài tôn trọng nhân phẩm của bạn. Thiên Chúa không chỉ là là một chủ thể đồng hạng với bạn, nhưng Ngài là nguồn mạch đích thực của sự sống, gần gũi và thầm kín hơn cả bạn gần gũi với chính mình.

“Thiên Chúa nhìn con người có nghĩa là là Ngài ban cho từng người một khuôn mặt độc đáo. Tôi là tôi nhờ Ngài nhìn tôi. Sức sống của linh hồn tôi được cưu mang từ cái nhìn của Thiên Chúa yêu thương. Đây là một điều cao trọng vô cùng, một huyền nhiệm sinh phúc. Thiên Chúa là Đấng âu yếm nhìn chúng ta: nhờ cái nhìn của Ngài, mọi sự hiện hữu, nhờ cái nhìn của Ngài, tôi hiện hữu, tôi trở thành chính mình”
(R. Guardini- Thiên Chúa hằng sống, tr. 37-39).

Thiên Chúa hiện diện, tạo dựng, bao bọc bạn (Tv 138) khắp nơi khắp chốn, từng ngày từng giờ. Khi Ngài tạo dựng bạn, Ngài đã kêu tên bạn và Ngài ở trước mặt bạn như một người thân muốn mở cuộc đối thoại với bạn. Sở dĩ bạn hiện hữu là do một công trình yêu thương của Thiên Chúa.

Cầu nguyện là ý thức Thiên Chúa hiện nay đang đàm thoại với bạn, với tất cả mọi người. Hữu thể sâu thẳm của bạn có một cấu trúc đối thoại: lắng nghe-phát biểu. Trong cầu nguyện, khi bạn thưa chuyện với Chúa như một người thân, bạn nhìn nhận Ngài là Đấng tạo nên bạn thành một con người tự do. Những câu 19-22 của Tv 138 giải thích rằng con người vô đạo là kẻ không muốn để Chúa tạo dựng nên mình và hiện diện bên cạnh mình. Bạn cũng giống như kẻ vô đạo khi bạn muốn trở thành tạo hóa mà không màng gì đến Thiên Chúa, hay khi bạn không muốn chịu ơn Thiên Chúa, và bạn làm ngơ khi Ngài lên tiếng kêu gọi bạn. Tuy vậy, bạn vẫn là một con người tự do, nhưng bạn sống trong sự mâu thuẫn với chính bạn và nếu bạn triền miên từ chối thì đó là hỏa ngục.

Thiên Chúa tạo dựng bạn tự do là để chờ mong bạn thuận theo tình yêu sáng tạo của Ngài. Cầu nguyện là khát mong được Thiên Chúa biết đến mình. Đừng bắt chước ông A-đam trong vườn Địa đàng. Hãy yêu chuộng cái tên riêng của Chúa đặt cho bạn. Trong cầu nguyện, hãy vui sướng vì bạn là tác phẩm của lòng yêu thương của Thiên Chúa, hãy ngây ngất trước cái cảm hứng của Thiên Chúa đã đưa bạn vào cuộc sống, hãy dâng lên Ngài tất cả những gì bạn sở hữu và trọn hữu thể của bạn, trong niềm ca ngợi và tri ân.

Child Meditating

3. Thấy được Chúa nhìn thì được hạnh phúc

a. Bạn có kinh nghiệm về niềm hạnh phúc vì được người yêu nhìn hay không?

b. “JL 6”: Gương mặt Thiên Chúa tỏ hiện khi Ngài
nhìn bạn, và từ đó nảy sinh tình thân

Các Thánh Vịnh thường hay nhân hóa Thiên Chúa, ta thấy Ngài cúi mình nhìn xem con cái loài người, Ngài tìm hiểu, lắng nghe, Ngài gần gũi, đón nhận, và Ngài xót thương. Thế nhưng Thiên Chúa không phải là một con người và không có thụ tạo nào diễn tả trọn vẹn vinh quang của Ngài. Bạn chỉ hiểu biết được Ngài khi bạn đã gặp gỡ Ngài mà thôi.

Tuy thế Thiên Chúa có những ý định và kế hoạch: Ngài muốn hiệp thông với bạn, Thiên Chúa là Tình Yêu và đã mến yêu thì mong được chia sẻ. Để diễn đạt tình yêu ấy, Ngài dùng nhiều hình ảnh. Ngài tự ví mình như người mẹ hiền ru con và ôm ấp nó. Trọn bộ Kinh Thánh sáng rực tình yêu Thiên Chúa dịu hiền như một người mẹ. “Trong tiếng Do Thái người ta chỉ định tình yêu Thiên Chúa bằng từ RAHAMIM có nghĩa là lòng mẹ” (E. Charpentier). Thiên Chúa cũng tự ví mình như một người cha, người chồng, người bạn tâm giao. Nói tóm lại, trái tim Thiên Chúa chứa chan lòng trìu mến, và tất cả những mối tình làm rung cảm trái tim bạn dưới thế này (tình phu thê, tình mẫu tử, tình phụ tử, tình bằng hữu) cũng còn nhạt nhẽo so với tình yêu nồng nhiệt trong trái tim Thiên Chúa.

Bạn cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa, thấy giống tình yêu của một người chồng, một người mẹ, một người bạn. Chúa ghé mắt nhìn bạn và nét mặt bạn tươi lên. Ngài nhìn thẳng vào mắt bạn, sẵn sàng ngỏ lời với bạn. Bạn biết rằng cặp mắt của con người là cánh cửa mở vào tâm hồn. Chính ánh mắt tha thiết của những người thân đã khích lệ bạn và minh chứng tình họ yêu bạn.

Thiên Chúa là Đấng nhìn thấy mọi sự, một cái nhìn đầy yêu thương và đượm tình âu yếm. Ngài thấy mọi khả năng của bạn và kêu mời bạn phát huy chúng. Ngài thấy sự dữ nơi bạn và ước lượng được sức phá hủy của nó, Ngài thấy tội lỗi của bạn và xét xử nó. Chúa thấu mọi nỗi lòng huyền bí và không gì thoát khỏi sự phán xét của Ngài. Nhưng bạn cũng biết rằng Thiên Chúa nhìn bạn với một cặp mắt nhân từ và dung thứ, vì Ngài đã cứu chuộc bạn. Thiên Chúa không nhìn bạn với một cặp mắt soi mói, lột trần bí mật của bạn, nhưng Ngài che chở, giữ gìn bạn. Thiên Chúa nhìn bạn, không phải để kết án hay ruồng rẫy nhưng là giữ bạn an toàn. Tình yêu Thiên Chúa không ngừng tạo dựng, khơi dậy nơi bạn những nguồn sinh lực mới.

Cầu nguyện là để Chúa nhìn mình, nhìn tận đáy lòng, xuống những vùng bí ẩn nhất. Bạn bắt đầu thật sự cầu nguyện khi bạn phát hiện Thiên Chúa đang nhìn bạn với lòng trìu mến, và muốn được như vậy hãy xin Chúa cho cặp mắt tâm hồn bạn được sáng lên. Bạn chỉ có thể ngắm nhìn nhan thánh Chúa trong ánh sáng của Chúa mà thôi. “Trong ánh sáng Ngài, chúng tôi nhìn ra ánh sáng” (Tv 35,10).

Chính nhờ ánh tôn nhan chiếu rọi,

Đời chúng con bừng sáng huy hoàng.

Khi cầu nguyện, hãy khấn xin Chúa tỏ mình cho bạn: “Lạy Chúa, xin tỏa ánh tôn nhan rạng ngời để chúng con được ơn cứu độ” (Tv 79,4). Bạn có kinh nghiệm lạ lùng này là trong khi bạn ước ao nhìn thấy Chúa, thì chính Chúa lại nhìn bạn, Chúa nhìn thấu tận đáy lòng của con người và xuống tới vực sâu. Lúc đó sẽ nảy sinh một tình thân: Thiên Chúa và bạn say đắm nhìn nhau. “Quân canh của ngươi gióng tiếng, tất cả một trật chúng hò reo, vì chúng thấy tận mắt Đức Chúa trở lại Si-on” (Is 52,8).

Trong tình thiết nghĩa ấy, ngôn ngữ trở nên thừa thãi, vì bạn đã hiểu được nhiều điều dưới cái nhìn của Thiên Chúa. Bạn tự nguyện mang đặt dưới chân Ngài sự nghèo nàn, mọi thiếu sót, bao tội lỗi của bạn cùng với lòng ao ước biết được ý Ngài và thuận theo ý Ngài. Sống dưới con mắt Chúa, mọi sự có thể đổi mới. Không có gì mà Thiên Chúa không làm được, nhưng mọi sự sẽ trở nê.

hiểm nghèo khi bạn không còn tin Thiên Chúa có thể đổi mới bạn.

Cha Molinié viết: “Chiêm niệm Ki-tô giáo là thông hiệp vào mối tương giao giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, là ngọn lửa thiêng lóe bật từ hai ánh mắt, chuyển vận một tình yêu nồng nàn”. Các Ngôi Vị nhìn ngắm nhau, tiếp nhận nhau và yêu thương nhau. Khi sống ở dưới thế, Đức Giê-su thường ngước nhìn Chúa Cha, với lòng ngưỡng mộ tri ân. Ngày bạn lãnh nhận phép Thánh Tẩy, Đức Ki-tô đã mở mắt bạn để bạn có thể cùng với Ngài âu yếm nhìn Chúa Cha. Cầu nguyện chính là để Chúa nhìn bạn và bạn ngước nhìn lên Chúa, nhìn ngắm thật lâu để yêu mến thật nhiều.

4. Cầu nguyện thế nào mới thấy được Chúa nhìn?

a. Dựa vào kinh nghiệm của mình mình, của người.

b. Đọc lại lịch sử đời mình để nhận ra bàn tay yêu thương của Chúa.

Kết nguyện

Với các ánh sáng trên, hãy xác định cách cầu nguyện của bản thân để được biến đổi rồi thưa chuyện cùng Chúa.75288052

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

Leave a Reply

Your email address will not be published.

nine − 5 =