Sách Linh thao mở đầu bằng 20 chú dẫn. Nhằm giúp độc giả hiểu hơn về những chú dẫn này, chúng tôi xin giới thiệu loạt bài của Lm. Nguyễn Văn Lộc, SJ. theo dàn bài sau:

I. Đề tựa [Kỳ 1]

II. Một bài linh thao (ba chú dẫu đầu tiên) [Kỳ 2]

III. Hành trình và kinh nghiệm (từ chú dẫn thứ 4 đến thứ 17) [Kỳ 3]

IV. Những cách thức cho Linh Thao khác nhau (ba chú dẫn sau cùng) [Kỳ 4]

 

*  *  *

CÁC CHÚ DẪN LINH THAO (Kỳ 1)

I. Đề tựa.

Các chú dẫn để hiểu biết một chút các bài linh thao sau đây nhằm giúp người hướng dẫn cũng như người tập luyện[1].

1. “Để hiểu biết một chút”

Các chú dẫn dành cho cả người hướng dẫn cũng như người luyện tập nhằm hiểu biết về hành trình linh thao sắp đến. Trong thực thế, để cho người tập luyện hiểu biết về hành trình linh thao, cần có cần có sự gặp gỡ với người hướng dẫn.

Các chú dẫn hướng dẫn các cuộc gặp gỡ này đồng thời xác định những yếu tố để đi đến sự đồng ý trước khi có thể bắt đầu. Để “hiểu”, điều này giả định phải giải thích cho nhau hiểu và sau đó đồng ý với nhau. Vì thế, một sự đồng ý dựa trên cảm tính, nghe nói hay vì mệnh lệnh là không đủ[2].

2. Người hướng dẫn và người tập luyện

Tương quan mẫu mà Sách Linh Thao giả định, là tương quan giữa hai người. Đây là lí do hiển nhiên nhất cho việc, một đàng cần phải thích ứng và đàng khác, cần qui về tương quan mẫu này, để cho điều xẩy ra trong tâm hồn thực sự là một kinh nghiệm thiêng liêng đích thân.

Sách Linh Thao được viết ra và được truyền đạt trong viễn tượng này, vốn bắt nguồn từ chính việc thực hành của thánh I-nhã ngay khi còn ở Paris, và đây là giai đoạn chính của việc biên soạn sách Linh Thao. Vì thế, cần phải luôn qui chiếu về bối cảnh khởi điểm này với sự nghiêm túc và chính xác, khi hướng dẫn Linh Thao cho một nhóm, vốn là điều rất phổ biến trong thực tế.

3. « Các bài Linh Thao sau đây » : vấn đề sử dụng sách Linh Thao

Sách được dành cho người hướng dẫn Linh Thao, vì cần phải thích ứng với người tập; việc thích ứng này được thực hiện ngang qua tương quan trực tiếp trước và trong hành trình Linh Thao. Đây chính là điểm độc đáo của thánh I-nhã: sử dụng sách, nhưng vẫn phải duy trì tương quan trực tiếp; và sách được viết ra là cho người hướng dẫn, chứ không phải cho người tập, khác với điều người ta vẫn thường làm vào thời của thánh I-nhã cũng như ngày nay.

Trong thực tế, kinh nghiệm thiêng liêng, đến từ tương quan trực tiếp, luôn đi trước bản văn. Điều này đúng với thánh I-nhã, nhưng cũng đúng với chúng ta, bởi lẽ chúng ta làm Linh Thao trước khi đọc sách Linh Thao và học về Linh Thao. Sau đó, nếu bản văn được viết ra, cũng chính là để giúp thực hiện kinh nghiệm thiêng liêng, khởi đi từ tương quan trực tiếp. Chính vì thế mà ngay từ đầu đã có nhiều bản văn: bản văn có thể ví như « cái nôi » cần được truyền đạt bằng cách thích ứng tùy theo người làm Linh Thao.

Tiếng Tây Ban Nha

Tiếng La tinh

– Bản Autograph (bản Thủ Bút): vì có những sửa chữa từ chính tay thánh I-nhã. Bản này đuợc viết bằng ngôn ngữ của I-nhã, nên được coi là gần với kinh nghiệm ban đầu của ngài.

 

– Bản Vulgata, tiếng La-tinh văn chương.- Bản tiếng La-tinh dịch sát chữ bản tiếng Tây Ban Nha.

Cả ba đều được Tòa Thánh chuẩn nhận, nhưng thánh I-nhã đã chọn bản Vulgata để in. Hiện nay, trong thực hành, quan trọng nhất là bản Autograph. Khi có vấn đề, các bản dịch nên dùng để soi sáng lẫn nhau, thay vì đối nghịch nhau.

Như thế, sử dụng sách là để thực hiện tương quan trực tiếp. Sách Linh Thao là để thích ứng, chuyển dịch (điều này có nghĩa là không nên cho điểm y như trong sách) và truyền đạt. Tuy nhiên, không được chuyển đạt bất cứ điều gì, nhưng chuyển đạt sách Linh Thao trong sự uyển chuyển của nó. Chúng ta phải luôn qui chiếu về sách Linh Thao, không để hướng dẫn Linh Thao theo mặt chữ[3], nhưng để nắm bắt được sự uyển chuyển đích thực của nó. Chúng ta có thể diễn tả tương quan giữa sách Linh Thao và kinh nghiệm cho Linh Thao như sau :

Người hướng dẫn      <====>     Người tập luyện

Sách Linh Thao

Tương quan giữa người cho và nhận luôn phải qui chiếu về sách Linh Thao. Như thế, khi hướng dẫn Linh Thao, chúng ta không được áp dụng trực tiếp kinh nghiệm của A cho B (vốn là điều được giả định trong sách Linh Thao), nhưng là nhận ra cách thích ứng và tại sao thích ứng giữa sách Linh Thao và kinh nghiệm của A, để có thể thích ứng một lần nữa và trong tự do, giữa sách Linh Thao và việc giúp B Linh Thao. Do đó, mỗi lần cho Linh Thao và làm Linh Thao là mỗi lần thực hiện một kinh nghiệm mới mẻ và độc đáo.

Giuse Nguyễn Văn Lộc, SJ.

 


[1] Bản Tiếng Tây Ban Nha: “Anotaciones para tomar alguna inteligencia en los ejercicios spirituales que se siguen, y para ayudarse, así el que los ha de dar, como el que los ha de rescibir”.

[2] Người hướng dẫn Linh Thao nên gặp nhóm mình sẽ giúp trước khi bắt đầu, chẳng hạn vào buổi chiều nếu khóa Linh Thao sẽ bắt đầu sau cơm tối ; hoặc ít nhất, trong lần gặp đầu tiên, nên dành thời gian để chuẩn bị. Trong mức độ có thể, người hướng dẫn làm quen với nhóm và từng người, lắng nghe cảm nghĩ và nguyện vọng, giới thiệu hành trình và cách thức. Và nếu có thể, cho nhóm thảo luận về chương trình để tạo sự đồng thuận. Trong trường hợp các khóa LT đăng ký tự do, người hướng dẫn nên gặp trực tiếp hay trao đổi qua phương tiện truyền thông để chuẩn bị cho kinh nghiệm linh thao.

[3] Cho Linh Thao hoàn toàn theo sách Linh Thao là đi ngược lại với điểm chính yếu nhất của Linh Thao, đó là tương quan biện chứng giữa đề nghị (propositon) và đọc lại (relecture). Có thể gọi tương quan này là “năng động” của kinh nghiệm Linh Thao đích thực.

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

Leave a Reply

Your email address will not be published.

2 + 1 =