Nhập nguyện

Sau khi đã vào tư thế tốt nhất để suy chiêm lâu giờ, hãy chú ý tới Cha đang ở trong lòng ta rồi thở hít như sau:

Hít vào: thưa với Cha: Lạy Cha chúng con.

Thở ra: thưa với Cha: Ở trên trời.

Ngưng nghỉ: thinh lặng.

Hãy làm như thế cho tới khi tâm được định và cảm thấy Cha hiện diện. Hãy xin Cha ban Thánh Thần để Ngài giúp đỡ ta cầu nguyện và soi sáng để ta nhận ra:

Thiên Chúa là Cha của tôi và cũng là Cha của mọi người và ngược lại Thiên Chúa là Cha của mọi người thì cũng là Cha của tôi. Do đó, mọi người là anh chị em với nhau. Tha nhân là một ơn rất lớn Cha ban cho tôi khi Ngài nhận tôi làm con Ngài.

Suy chiêm

1. Thiên Chúa là Cha của tôi và cũng là Cha của mọi Người

Khi Chúa Giê-su dạy tôi thưa cùng Đấng dựng nên trời đất là: “Lạy Cha chúng con” thì điều ấy giả định rằng Thiên Chúa là Cha của tôi và cũng là Cha của người khác nữa. Điều ấy hàm ý tôi được và phải coi mọi người (hay ít nữa những người đọc kinh Lạy Cha) là anh chị em.

a. Được coi mọi người là anh chị em của tôi

Tha nhân là một ân huệ Thiên Chúa ban cho tôi. Làm sao nghiệm ra và thâm tín điều này?

Hãy nghiền ngẫm những điều sau đây:

1) Tha nhân làm cho tôi hiện hữu, tồn tại và trở nên người.

2) Tha nhân làm cho tôi có cá vị và giúp tôi phát triển cá vị của tôi.

3) Tha nhân giúp tôi sống làm Con Thiên Chúa

4) Tha nhân làm cho tôi hạnh phúc

b. “Phải coi tha nhân là anh chị em

Theo lối nhìn thế gian của tôi về tha nhân, tôi thấy những lời dạy của Chúa Giê-su về tha nhân thật khó hiểu. Nhưng nếu tôi đổi lối nhìn, coi họ là anh chị em của tôi, là các chi thể của cùng một thân thể, thì các lời dạy của Chúa Giê-su trở nên dễ hiểu, tự nhiên.

Vì họ là anh chị em của tôi,

nên tôi phải đi làm hoà với họ

dù chính họ bất hòa với tôi (Mt 5,23-24)

Vì họ là anh chị em của tôi,

nên tôi phải làm tốt cho họ

cả khi họ làm ác cho tôi (Mt 5. 9-42).

Vì họ là anh chị em của tôi,

nên tôi phải yêu họ

dù họ ngược đãi tôi (Mt 5,39-42).

Vì họ là anh chị em của tôi,

 nên tôi phải luôn tha thứ cho họ (Mt 18,21-22).

Vì họ là anh chị em của tôi,

    nên tôi không được xét đoán họ (Mt 7,1-5).

2. Thiên Chúa là Cha của mọi người và là Cha của tôi

Khi Đức Giê-su dạy tôi thưa với Thiên Chúa là “Cha chúng con,” thì tôi được và phải hiểu rằng Thiên Chúa là Cha của những người khác (người đọc kinh Lạy Cha) và cũng là Cha của tôi, và họ được và phải coi tôi là anh em chị em của họ.

a. Cũng là Cha của tôi

Thiên Chúa là Cha của họ thì cũng là Cha của tôi. Tình yêu nào cũng đòi tính cách riêng tư, riêng tư nhưng không loại trừ. Riêng tư mà loại trừ là tình dục không phải tình yêu hiến thân. Thiên Chúa chết cho nhân loại nhưng cũng là chết cho riêng tôi. Nếu yêu mọi người mà không yêu riêng tôi thì không phải tình yêu. Tình yêu vừa có tính cách chung lại vừa có tính cách riêng.

1) Yêu riêng có thể có hai dạng: Yêu riêng loại trừ và yêu riêng bao hàm.

Yêu riêng loại trừ người khác là tình yêu như thế nào?

Yêu riêng bao hàm là tình yêu như thế nào?

2) Yêu chung có hai dạng: yêu chung loại trừ và yêu chung bao hàm yêu riêng.

Yêu chung loại trừ là tình yêu nào?

(Yêu mọi người mà không yêu riêng ai cả).

Yêu chung bao hàm yêu riêng là tình yêu nào? (Yêu mọi người nhưng đối sử với mỗi người thích hợp riêng với họ).

3)  Hãy dựa vào kinh nghiệm để hiểu về các loại tình  yêu  này.

4) Làm sao sống và tạo lập được cộng đoàn sống tình yêu “bao hàm”?

b. Họ cũng phải coi tôi là anh chị em của họ

Tất cả những ai đọc kinh Lạy Cha đều được mời gọi coi tôi là anh chị em. Như thế, kinh Lạy Cha luôn thúc bách họ yêu tôi, yêu tôi một cách cụ thể. Và như vậy, Thiên Chúa qua đó săn sóc tôi.

Kết nguỵện

Sau khi suy như vậy, hãy chú ý hết sức mà thở hít như ở phần nhập nguyện. Hãy sống trong hạnh phúc, hân hoan vì có Thiên Chúa là Cha chúng ta rồi kết thúc với kinh của Jacques Loew sau:

Lạy Chúa,

như vậy đến bao giờ con mới biết thương yêu?

Yêu thương những kẻ không biết yêu lại,

Yêu những kẻ quấy rầy,

Yêu những kẻ không đồng ý với con,

Tóm tắt trong một thời gian ngắn gọn,

Yêu tha nhân, yêu đồng loại?

(Nhưng làm sao chọn được tha nhân!)

Vậy thì trong kiếp sống khổ sở của con.

Chính niềm tin, nếu con dám nói vậy.

Là tất cả niềm hy vọng của con.

Niềm tin đã trở thành một khối to lớn.

Gồm tất cả những điều con phát hiện về Chúa.

Ôi lạy Chúa, Đấng Vô Biên Cao Cả,

Con mắt đức tin con mở ra.

Nhìn thấy “tha nhân” trong ánh sáng Chúa.

Một lần nữa con lại cố gắng,

Có lẽ một ngày kia.

Con sẽ thương yêu được tha nhân.

             (Jacques LOEW, LKTCS, tr.98-99)

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

Leave a Reply

Your email address will not be published.

10 + 16 =