Phần lớn những khó khăn của chúng ta xuất phát từ chỗ chúng ta tưởng tượng Thiên Chúa từ những con người đầu tiên mà chúng ta tiếp xúc. Một đứa trẻ không làm cách nào khác hơn là chuyển dịch nơi Thiên Chúa hình ảnh mà nó có về Cha, Mẹ, những người thân thuộc, các nhà giáo dục đầu tiên, cho nên, không ý thức, chúng ta đổ cho Chúa những khó khăn chúng ta có với cha mẹ chúng ta.

Con là con yêu dấu của Cha” những lời ấy Đức Giê-su, cảm nhận như chân lý sâu xa của bản thể Ngài. Sức mạnh nâng đỡ Ngài lúc này chẳng phải tình yêu của một con người đối với Thiên Chúa; mà là chính tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người, với mọi người. Nơi Ngài, Thiên Chúa đã đến gần một cách mới mẻ, chưa ai vượt hơn. Đó là tin mừng mà Ngài có sứ mệnh đến loan báo. Vô phúc thay! gần như lúc nào mình cũng phóng lên cái từ “cha” ấy những gì chúng ta biết về Cha, về mẹ của mình. Đó là phản ứng của đứa con đang bị tổn thương, phẫn uất, cứ nghĩ tưởng là chẳng ai để ý đến nó vì nó không đáng giá đồng tiền. Nó không tưởng tượng được có thể có một tương quan tự do, sống động, ấm áp, thiết thực như thế nào với một người Cha hay một người mẹ. Nó cứ khăng khăng bám trụ vào ý niệm rằng thế giới này hoàn toàn xa lạ với nó không thể tồn tại được, nên đóng sập cửa lại trước ân huệ.

Đối với một vài người khác tình yêu quả là nguy hiểm. Những ai đã từng sống qua một tình yêu mang tính phối hợp, chiếm hữu, ngột ngạt có thể coi tình yêu như một mối đe dọa.

Giô-en ngờ vực tình yêu. Nếu anh mở cửa anh sẽ bị nuốt chửng. Thiên Chúa sẽ lấn chiếm nơi duy nhất mà anh sở hữu. Anh cần phải tháo gỡ Thiên Chúa ra khỏi hình ảnh anh có về người cha hoặc mẹ đã ghét bỏ anh, gạt bỏ ý niệm sai lầm là một người có thể đánh cắp cả bản thể của mình.

Michel đã có một ông bố hết sức độc tài. Anh chưa từng biết thế nào là sự tự do của một người con Thiên Chúa, không tài nào đặt vị trí cho nó được: bất cứ một hành vi tự do nào tức khắc bị anh xem như là một vi phạm. Anh sống một sự tuân phục lệch lạc trong một quan niệm méo mó về Luật Chúa mà anh đã không nội tâm hóa được.

An-na chỉ biết qua một tình yêu “với điều kiện”: mày sẽ được yêu thương nếu mày tương ứng với điều kiện tao mong mỏi, nếu mày chu toàn chức năng của người chị cả. Cô không sao tưởng tượng có thể được yêu thương một cách nhưng – không cho chính mình, cô sống trong lo sợ bị loại bỏ nếu không phù hợp với hình ảnh mà người kia chờ đợi. Cô không tài nào đón được tính nhưng – không của ân huệ Thiên Chúa. Cô luôn phải lập công để được hưởng tình yêu ấy.

Việc chữa lành sẽ mời gọi trở về với những gì đã được sống qua trong tương quan với cha mẹ hay anh em hầu ý thức được bằng cách nào vết thương ấy đã có thể nhiễm độc. Chỉ lúc đó chúng ta mới nhận ra rằng Thiên Chúa khác với cha hoặc mẹ chúng ta, mới bỏ được những suy nghĩ sai lầm và nhường chỗ để đón nhận lời Chúa.

Chúng ta thường dàn dựng hình ảnh của Thiên Chúa mà chúng ta cần để lấp đầy sự hụt hẫng tình cảm hoặc bảo đảm cho mình một sự che chở không đúng chỗ. Thật quá dễ dàng nếu theo cốt chữ Thiên Chúa thay thế được người cha hoặc người mẹ đã thiếu vắng, Ngài cho hưởng một cảm nhận thiêng liêng nào đó có khả năng bù trừ cho sự thiếu thốn âu yếm hay một hình thức tình yêu có thể dẹp bỏ đau khổ, làm cho mình bất khả tổn thương, tránh cho ta phải lựa chọn, dám liều lĩnh, cầm chắc là sẽ chữa ta lành và theo hình thức mong muốn.

 (SP: 42:2-46:0)

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

Leave a Reply

Your email address will not be published.

1 + eighteen =