Nhập nguyện

Xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta chiêm ngắm máng cỏ mà nhận ra Chúa Giê-su sống và giúp ta sống tinh thần Kinh Lạy Cha.

Suy chiêm

1. Đọc kỹ Lc 2,6-20 để tiếp lấy tác động của Thánh Thần và suy chiêm theo tác động

Lc 2,6-20: 6Khi hai người đang ở đó, thì bà Ma-ri-a đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. 7Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.

8Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đàn vật. 9Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng. 10Nhưng sứ thần bảo họ: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: 11Hôm nay, một đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa. 12Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một bé sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.” 13Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng:

14Vinh danh Thiên Chúa trên trời,

bình an dưới thế cho loài người Chúa thương.”

15Khi các thiên sứ từ biệt mấy người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: “Nào chúng ta sang Bê-lem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biêt.” 16Họ liền hối hả ra đi. Đến nơi, họ gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. 17Thấy thế, họ liền kể lại điều đã được nói với họ về Hài Nhi này. 18Nghe các người chăn chiên thuật chuyện, ai cũng ngạc nhiên. 19Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. 20Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được mắt thấy tai nghe, đúng như đã được nói với họ.

2. Suy chiêm các câu 11-12.14

“Anh em cứ lấy dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp một trẻ sơ sinh bọc trong tã, nằm trong máng cỏ”.

a. Người là ai? (Lc 2,10.11.14).

b. Máng cỏ là gì mà được dùng làm dấu chỉ Đấng Cứu Độ, Đấng Ki-tô Đức Chúa? (Lc 2,12).

c. Cái gì làm cho trẻ sơ sinh bọc trong tã, nằm trong máng cỏ thành Đấng hiệp nhất của trời và của đất (Lc 2,14)?

3. Máng cỏ dạy ta phải sống Kinh Lạy Cha thế nào?

a. Vì tình yêu mà buông bỏ mọi sự, và sống phó thác trong tay Thiên Chúa, thì mọi sự được buông bỏ sẽ mất sức cản có thể có mà trở thành phương tiện để tôi làm chủ và yêu thương mà trở nên giống Ba Ngôi và đi đến chỗ yêu mến hiệp nhất với Thiên Chúa và con người.

b. Hiện nay có điều gì tôi rất khó hoặc không thể buông được hay không? Nếu có, thì đó là điều gì? Hãy xin Chúa Thánh Thần giúp ta buông bỏ nó vì tình yêu  để ta dùng nó làm phương tiện giúp ta trở nên tự do và yêu thương để nên giống Ba Ngôi và thành phương tiện yêu mến hiệp nhất với Thiên Chúa và tha nhân.

4. Thái dộ của Đức Mẹ dạy tôi điều gì?

Kết nguyện

Hãy nhìn máng cỏ như biểu tượng của tự do, hiệp nhất. Hãy thưa chuyện cùng Chúa để ta dám sống trong máng cỏ như Chúa mà có thể yêu thương hiệp nhất và làm cho yêu thương hiệp nhất.

Bài 5
KINH LẠY CHA TRONG DÒNG SÔNG

Nhập nguyện

Bước xuống dòng Gio-đan với đoàn lũ tội nhân, cúi mình để Gio-an Tẩy Giả thanh tẩy cho, Đức Giê-su chấp nhận bị coi là người có tội. “Chịu phép rửa sám hối để cầu ơn tha tội”, vì hiệp nhất với nhân loại tội lỗi, nên mọi tội nhân loại đã phạm, đang phạm và sẽ phạm trở thành tội của Ngài (2Cr 5,21), vì thế Ngài đã chịu phép rửa sám hối (Mc 1,4) và đã hiệp nhất và làm cho nhân loại hiệp nhất với Ba Ngôi (Mc 1,9-11).

Chúng ta cầu xin Chúa Thánh Thần cho chúng ta thấu hiểu cách Chúa Giê-su sống tinh thần Kinh Lạy Cha trong biến cố Đức Giê-su chịu phép rửa sám hối, cảm nghiệm sâu xa tình yêu của Ba Ngôi trong biến cố này. Xin Thánh Thần đánh động và giúp ta cảm thấy Ngài đánh động lòng con để lòng con bốc lên ngọn lửa yêu mến Ba Ngôi và nhân loại tội lỗi trong đó có con. Xin Thánh Thần thúc đẩy ý chí con để con quyết tâm để Thần Khí Chúa Giê-su Ki-tô hướng dẫn con sống tinh thần Kinh Lạy Cha.

Suy chiêm

1. Chịu phép rửa sám hối của Gio-an Tẩy Giả, Đức
Giê-su đã xóa mình như thế nào?

a. Phép rửa của Gio-an Tẩy Giả là phép rửa sám hối để cầu ơn tha tội

Mc 1,4: 4Đúng theo lời đó, ông Gio-an Tẩy Giả đã xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội.

Mt 3,11: 11Tôi, tôi làm phép rửa cho các anh trong nước để giục lòng các anh sám hối. Còn Đấng đến sau tôi thì quyền thế hơn tôi, tôi không đáng xách dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho các anh trong Thánh Thần và lửa.

Lc 3,3: 3Ông liền đi khắp vùng ven sông Gio-đan, rao giảng, kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội.

Cv 13,24: 24Để dọn đường cho Đức Chúa, ông Gio-an đã rao giảng kêu gọi toàn dân Ít-ra-en chịu phép rửa tỏ lòng sám hối.

b. Chịu phép rửa của Gio-an Tẩy Giả, tất nhiên Đức
Giê-su chấp nhận bị coi là người có tội

2Cr 5,21: Đấng chẳng hề biết tội là gì, thì Thiên Chúa đã biến Người thành hiện thân của tội lỗi vì chúng ta, để làm cho chúng ta nên công chính trong Người.

c. Và Chúa Giê-su có coi mình là người có tội không?

1Pr 2,24: 24Tội lỗi của chúng ta, chính Người đã mang vào thân thể mà đưa lên cây thập giá, để một khi đã chết đối với tội, chúng ta sống cuộc đời công chính. Vì Người phải mang những vết thương mà anh em đã được chữa lành.

Ga 1,29: 29Hôm sau, ông Gio-an thấy Đức Giê-su tiến về phía mình, liền nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian.

Mc 1,10-11: 10Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình. 11Lại có tiếng từ trời phán rằng: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.”

2. Chúa Giê-su hợp nhất với nhân loại thế nào?

Chịu phép rửa của Gio-an Tẩy Giả, Chúa Giê-su đã hợp nhất với nhân loại như thế nào? Và hợp nhất với Thiên Chúa ra sao?

 

a. Hợp nhất với nhân loại

Hợp nhất với nhân loại. A-đam cũ thì đổ tội cho
E-và (St 3,12);  còn A-đam mới thì coi tội lỗi của E-và là tội của chính mình (1Pr 2,24; Ga 1,29; 2Cr 5,21).

St 3,12: 12Con người thưa: “Người đàn bà Người cho ở với con, đã cho con trái cây ấy, nên con ăn.”

b. Hợp nhất với Thiên Chúa

Hợp nhất với Thiên Chúa: Các tầng trời xé ra,
Thần Khí ngự xuống trên mình; tiếng từ trời xác chuẩn (Mc 1,10-11).

c. Giúp sống hợp nhất

Hợp nhất với nhân loại, hợp nhất với Thiên Chúa, Chúa Giê-su dạy tôi và giúp tôi sống Kinh Lạy Cha như thế nào?

3. Chúa Giê-su chấp nhận bị hiểu lầm theo ý Cha

Chịu phép rửa sám hối của Gio-an Tẩy Giả, Chúa
Giê-su có thể làm cho người ta hiểu sai về Người như thế nào? Hiểu sai ấy có cản trở cho việc cứu độ hay không?

Mc 1,9-11: 9Hồi ấy, Đức Giê-su từ Na-da-rét miền
Ga-li-lê đến, và được ông Gio-an làm phép rửa dưới sông Gio-đan. 10Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuông trên mình. 11Lại có tiếng từ trời phán rằng: “Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con.”

4. Chúa bảo tôi làm gì?

Như vậy, tôi thấy Chúa bảo tôi làm gì để cầu nguyện và sống tinh thần Kinh lạy Cha.

Kết nguyện

Hãy lắng nghe để tiếp nhận lời dạy của Chúa
Giê-su về việc làm sáng danh Cha và thưa với Ngài về lựa chọn của bạn.

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

Leave a Reply

Your email address will not be published.

eighteen − 16 =