309

Suy niệm
Một cuộc gặp gỡ chỉ chân thật khi đôi bên đều chân thật. Muốn gặp gỡ Thiên Chúa trong chân lý, thì con người phải thành thật với chính mình, phải đặt mình trước một Thiên Chúa thật chứ không phải Thiên Chúa hão huyền, vị Thiên Chúa mà họ tạo ra trong cuộc sống hay nhận được nơi tổ tiên.

Trong mỗi chúng ta, có cả một chuỗi nhân vị xã hội tức là những nhân vị giả tạo, mà chúng ta đem ra trình diện trước mọi người trong những hoàn cảnh khác nhau. Thế nhưng, dưới những nhân vị giả tạo đó, tàng ẩn một nhân vị duy nhất, tức là cái bản ngã của mình, và chính cái bản ngã đó mới có thể đứng đối diện với Thiên Chúa. Chính điều này đã làm cho nhiều người ngỡ ngàng bối rối khi muốn cầu nguyện. Trong các nhân vị giả tạo mà họ thường dùng đó, không biết nên lấy nhân vị nào đứng đối diện với Thiên Chúa. Sự bối rối ngỡ ngàng của họ rất đúng, bởi vì chúng ta thường đã mất ý thức về con người thật của chính mình, trong khi biết rất rõ về những con người giả tạo mà ta đem ra trình diễn! Vậy, để tìm lại con người đích thực của mình, chúng ta cần có một phương pháp, một đường lối nhận dạng con người thật trong ta hầu có thể đứng đối diện với Thiên Chúa.

Nhưng còn vấn đề khác, đó là sự thật về Thiên Chúa, Đấng mà ta cầu nguyện. Tất cả những hình ảnh mà ta hình dung lúc này, đã thuộc về quá khứ. Dĩ nhiên, muốn cầu nguyện với Thiên Chúa Hằng Sống, chúng ta phải được hướng dẫn bởi sự hiểu biết Thiên Chúa mà chúng ta thâu lượm được trong những năm qua; chúng ta phải gặp gỡ Người theo cách mà Người muốn tỏ mình cho chúng ta, dù cách đó khác với cách suy nghĩ của ta xưa nay. Vì muốn nhấn mạnh điểm này, thánh Grê-gô-ri-ô Na-zi-an-ze đã nói: “Nếu chúng ta tưởng rằng hình ảnh mà chúng ta có thể có về Thiên Chúa chính là Người, thì chúng ta đã thay thế Người bằng một ngẫu tượng. Hình ảnh đó cho dù lấy trong Thánh Kinh nhưng nếu không trong suốt như tấm gương màu, thì chỉ trở nên một bức thành ngăn cách; nó làm cho ta ra mờ tối và không nhìn được ánh sáng rạng ngời của Thiên Chúa”

Nếu chúng ta đứng trước vị Thiên Chúa Huyền Nhiệm này, vị Thiên Chúa chưa biết và sẽ không bao giờ được biết, chúng ta sẽ nhận ra rằng nền tảng của lời cầu nguyện phải là sự im lặng – sự im lặng của tất cả mọi quan năng, một sự im lặng mà chúng tôi gọi là đức tin hay thanh tĩnh, hoặc bằng trăm ngàn danh từ khác; nhưng chung quy đều có nghĩa là phải ngưng hẳn mọi hoạt động, con người mới có thể nhìn và nghe một cách chăm chú.

Một đan sĩ dòng Chartreuse đã viết: “Nếu Đức Ki-tô là Lời của Thiên Chúa, thì Chúa Cha là một sự im lặng khôn dò, trong đó chỉ vang lên một lời duy nhất, nhưng Ngôi Lời đó chũng chỉ là sự diễn tả toàn vẹn sự im lặng của Chúa Cha, Ngôi Lời không làm mất sự im lặng của Chúa Cha, trái lại còn diễn tả và chỉ cho ta biết sự im lặng đó. Chính Thiên Chúa là sự im lặng khôn dò, sự im lặng tác thành, và sự im lặng đồng nghĩa với sự sống. Một sự sống vượt tầm hiểu biết nhân loại, mà chúng ta phải giữ im lặng, để qua sự im lặng đó, chúng ta nhìn thấy đời sống ẩn kín của mình qua Thánh Linh và Chúa Con”

Như thế im lặng cũng là mở rộng, là đào sâu tới tận gốc con người của chúng ta, vượt ra ngoài biên giới sự vật hữu hình, để định cư trong thế giới vĩnh cửu mà Chúa trao ban. Bởi chúng ta là chi thể của Chúa Ki-tô toàn diện, do đó chúng ta được trở nên đền thờ Chúa Thánh Linh. Chúng ta không thể thấy Thiên Chúa, nhưng được biết Người một cách phổ quát vì Người không ngừng tự mặc khải mình cho chúng ta. Như thế, trong sự im lặng này, sự hiểu biết của chúng ta về Người không ngừng được tăng lên. (Bài suy niệm của Antoine Bloom, trích từ Ai Là Anh Em Tôi: Các bài suy niệm theo chủ đề, Nữ Biển Đức chuyển ngữ)

Cầu nguyện

Lạy Chúa! Đã nhiều lần con đọc kinh, nhiều lần tham dự các giờ phụng vụ, nhiều lần quỳ trước nhan Chúa, nhưng dường như con vẫn chưa biết cầu nguyện. Nói đúng hơn, con vẫn chưa tiến bước vào cuộc gặp gỡ thực sự với Chúa. Có lẽ lỗi là ở con, vì con chưa đến với Chúa bằng con người thật của mình, hoặc vì con đang đi tìm gặp Chúa trong những ý tưởng của con chứ không theo cách thế mà Chúa tỏ mình cho con. Xin giúp con lột bỏ mặt nạ của mình, và loại bỏ những khung ý tưởng vốn có để được tự do tìm gặp Chúa trong sự thinh lặng, Amen.

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

4 Responses to Cầu Nguyện Trong Tinh Thần và Chân Lý

  1. Sinh Nguyen says:

    thật hay và nhieeufys nghĩa.

  2. Mai Nguyen says:

    Đúng thế chúng ta khi cầu nguyện phải cởi bỏ tất cả bỏ chính bản thân chỉ có tâm tình của Thiên Chúa chúng ta mới cảm nhận được và đi sâu vào tâm hồn lúc đó mình cảm thấy mình là người tội lỗi lúc đó khg khóc mà nước mắt cứ chảy dài

  3. Lạy Chúa Giêsu, xin ban Thánh Thần đến với con, cùng với Mẹ Maria con đón nhận Thánh Thần, xin Thánh Thần ban ơn khôn ngoan, sức mạnh và tầm nhìn cho con.
    Đúng như lời nhận định của Mai Nguyen, thật sự chúng ta chưa biết cầu nguyện như thế nào cho đúng? Nhất là khi cầu nguyện chúng ta chỉ cầu cho mình được mọi thứ mà không biết mở lòng xin cho người khác cũng được như mình. Vâng, chúng ta hãy bắt chước đức Kitô trước sinh thì Ngài cầu xin Chúa Cha tha lỗi cho họ vì lầm chẳng biết. Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết yêu như Chúa yêu nhân loại tội lỗi chúng con, và biết tha thứ như Chúa, xin cho mọi Kitô hữu học cho thuộc và suy gẫm về Kinh Lạy Cha mà chính Chúa đã dạy .

  4. Áo Trắng says:

    Vâng,lậy Chúa!Xin tha lỗi cho con và xin Chúa dạy con biết cách cầu nguyện như xưa kia Chúa đã từng dạy các môn đệ của Chúa cầu nguyện.Amen!Xin Chúa thương xót chúng con.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

3 × 5 =