Nhập nguỵện

Sau khi đã chọn một chỗ thích hợp, vào một tư thế tốt nhất cho việc suy chiêm, bạn hãy chú ý đến hơi thở, rồi thở hít đều hòa.

Hít vô, bạn thưa với Chúa: lạy Cha chúng con.

Thở ra: bạn thưa với Chúa: ở trên trời.

Ngưng nghỉ: thinh lặng.

Hãy làm như thế cho tới khi bạn thấy lòng thực sự lắng xuống và thấy rõ Cha đang hiện diện. Lúc đó bạn xin Cha ban cho bạn Thánh Thần rồi bạn thưa cùng Chúa Thánh Thần.

Lạy Chúa Thánh Thần,

Xin thương giúp con biết cầu nguyện với tư cách làm con, cho con biết đem hết con người của con vào việc cầu nguyện, cho con luôn thấy Ba Ngôi đang hiện diện trong lòng con, cho con biết lắng nghe Ba Ngôi dạy, nhận ra tiếng của Ba Ngôi nói, thấu hiểu, yêu mến và quyết tâm thực hiện điều Ba Ngôi dạy.

Xin cho con hiểu thấu, cảm sâu Cha ở trên trời nghĩa là gì và biết sống với Cha trên trời.

Suy Chiêm

Nói Thiên Chúa là “Cha ở trên trời” là nói rằng Thiên Chúa vừa rất gần mà lại vừa cực xa.

1. Thiên Chúa rất gần chúng ta

a. Vì  Ngài là Cha chúng ta

Trong bài 2, chúng ta đã hiểu thấu, cảm sâu rằng

1) Chúng ta được tiền định làm con Thiên Chúa (Ep 1,4-5).

2) Chúng ta được tạo dựng làm con Thiên Chúa
(St 1,26-27).

3) Chúng ta được hướng dẫn sống làm con Thiên Chúa (Rm 8,14-17).

  b. Vì Ngài ở ngay trong đáy lòng chúng ta

Cho nên, nếu vào trong chỗ thâm sâu nhất của con người chúng ta thì chúng ta sẽ gặp Cha ở đấy (Mt 6,6).

Khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo

  c. Vì Ngài biết tôi hơn tôi biết tôi (Tv 138)

1Lạy Chúa, Ngài dò xét con và Ngài biết rõ,

2Biết cả khi con đứng con ngồi.

Con nghĩ tưởng gì, Ngài thấu suốt từ xa.          

3Đi lại hay nghỉ ngơi, Chúa đều xem xét,

Mọi nẻo đường con đi, Ngài quen thuộc cả.

4Miệng lưỡi con chưa thốt nên lời,

thì lạy Chúa, Ngài đã am tường hết.

15Xương cốt con, Ngài không lạ lẫm gì,

Khi con được thành hình trong nơi bí ẩn,

Được thêu dệt trong lòng đất thẳm sâu.

16Con mới là bào thai, mắt Ngài đã thấy.

Mọi ngày đời được dành sẵn cho con,

Đều thấy ghi trong sổ sách Ngài,

Trước khi ngày đầu đời con khởi sự.

d. Vì Ngài săn sóc tôi và yêu tôi hơn cha mẹ

             Như mẹ hiền an ủi con thơ,

             Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy. (Is 66, 13)

             Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình,

             Hay chẳng thương đứa con mình đã mang
nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa,

    Thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ

                                                     (Is 49,15-16).

2. Nhưng Thiên Chúa cũng cực xa

  a. Ngài xa chúng ta vì Ngài là Thiên Chúa ở trên trời

Muốn hiểu ở trên trời nghĩa là gì, thì phải hỏi người Do Thái xem, khi nói Cha ở trên trời thì họ hiểu thế nào. Họ dùng quan niệm của họ về vũ trụ mà trình bày quan niệm của họ về Thiên Chúa. Như vậy, phải hiểu quan niệm của họ về vũ trụ.

Đối với họ, không những có trời mà còn có các từng trời. Họ cho rằng trời là cái vòm úp trên mặt đất, các tầng trời ở bên trên cái vòm ấy, nghĩa là một nơi cao nhất, không nơi nào cao bằng nó. Trên mặt đất có người và muôn vật, trên trời có các thiên thần, còn các tầng trời là nơi dành riêng cho Thiên Chúa. Đúng ra phải dịch là Cha ở trên các tầng trời. Đó chính là cách dịch của người Pháp: “Notre Père qui est aux cieux”. Như vậy, khi gọi Thiên Chúa là Cha ở trên trời, thì người ta phải hiểu Ngài vượt lên trên mọi loài mọi vật: Ngài là Đấng Siêu Việt, Ngài là Đấng Tuyệt Đối, Ngài là Đấng Toàn Tha (le Tout Autre) hoàn toàn khác với chúng ta.

b. Ở trên trời nghĩa là vượt lên trên mọi s

1) Vượt trên mọi nơi chốn

Đã đến lúc các người sẽ thờ phượng Chúa Cha, không phải trên núi này hay tại Giê-ru-sa-lem – mà thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí và Sự Thật (Ga 4,21-23).

2) Vượt trên các dân tộc, trên sự kỳ thị của con người.

“Thiên Chúa không thiên vị người nào. Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì cứ họ thuộc dân tộc nào, cũng được Ngài tiếp nhận (Cv 10,34-35).

Người cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống người công chính cũng như kẻ bất chính (Mt 5,45).

3) Vượt trên mọi hình ảnh mọi phạm trù, mọi so sánh.

Chúng ta phải thanh luyện tâm hồn, nghĩa là đừng để những hình ảnh của Thiên Chúa như người cha hay người mẹ, theo kinh nghiệm bản thân hay văn hóa, ảnh hưởng đến tương quan giữa chúng ta với Thiên Chúa. Thiên Chúa là Cha chúng ta, Người siêu việt trên mọi phạm trù của thế giới thụ tạo. Khi gán cho Người hay loại bỏ khỏi Người những ý tưởng của chúng ta về Thiên Chúa, chúng ta có nguy cơ tạo ra những ngẫu tượng để tôn thờ hay đạp đổ. Cầu nguyện cùng Chúa Cha là đón nhận mầu nhiệm của Người, như “Người hằng hữu và như Chúa Con đã mặc khải cho chúng ta.”

Chắc chắn Thiên Chúa là một người Cha cực gần. Nhưng không được đặt Người ngang với bất cứ người cha dưới đất hay trên trời nào. Ngài không phải chỉ là Đấng có những đặc điểm của người cha lý tưởng ở mức hoàn hảo. Ngài ở bên chúng ta. Ngài không lãnh đạm trước sự sống sự chết, cái sướng, cái khổ của chúng ta. Nhưng Ngài vẫn là Đấng hoàn toàn khác. Ngài “ở” trên trời. Trời là biểu tượng, một trong những biểu tượng sơ khai nhất của mọi nền văn hóa để nói lên sự siêu việt, tính vô hạn, những gì mà con người không thể đạt tới được với sức riêng của mình. Như vậy, trời trở thành nguyên mẫu về Thiên Chúa, Đấng Tối Cao, trong vinh quang và trong ánh sáng của Ngài mà con người không đạt tới được. Thiên Chúa rất gần, chính vì thế mà Ngài là Cha. Gần đến độ là Cha chúng ta. Nhưng Thiên Chúa không phải chỉ là Đấng trám chỗ trống, che đậy khuynh hướng ái ngã trong những khát vọng của thời thơ ấu của chúng ta muốn được an ủi vỗ về và che chở bằng mọi giá. Trái lại, Người Cha ấy thúc đẩy chúng ta đến chỗ quên chính mình, quên tất cả những thèm muốn, những thích thú của chúng ta. Ngài muốn đưa chúng ta vào vương quốc ý nghĩa, vượt qua cái thiện, cái ác trần thế. Gặp gỡ vị Thiên Chúa là Cha như vậy không giản đơn như ta tưởng đâu. Nó khó khăn, vất vả, cực nhọc, liều lĩnh. Nó đòi phải có đức tin, đức cậy và đức ái, khả năng chịu nhận những mâu thuẫn của thế giới này và có thể kêu lên: Áp-ba, Cha! Điều ấy có nghĩa là phải chiến đấu để biến đổi thế giới này, từ vương quốc của Xa-tan sang vương quốc của Thiên Chúa, và như vậy làm cho lời thưa: “Cha chúng ta” đáng tin hơn. Chỉ một Thiên Chúa vừa gần lại vừa xa như vậy mới thực sự có thể giúp con người tìm kiếm ở thế giới này mà thấy được một con đường đi cho đến tận trời. Bởi vì quê hương của con người là trời chứ không phải đất.

4) Vượt xa trí khôn con người.

“Ông Môi-sê tìm cách giải thích: “Tại sao Thiên Chúa như  thế này, thế kia”. Bạn không thể phân tích Thiên Chúa như một hiện tượng kỳ lạ vì Ngài không chịu để con người thu hẹp Ngài trong những công thức. Thiên Chúa vượt xa những tư tưởng của con người và không thể tinh giản cách tiếp cận Ngài. Thiên Chúa không phải là một bài toán cần được giải đáp, nhưng là một mầu nhiệm cần được khám phá. Thiên Chúa là Đấng ta không hiểu nổi, không giải thích được. Nietzsche đã viết: “Sự kiện nào đã được giải thích tỏ tường rồi thì không còn gây hứng thú nữa, vì thế mà Thiên Chúa vẫn luôn gây cảm hứng cho chúng ta”.

  c. Ở trên trời nghĩa là hoàn toàn khác với ta

Ngài hành sử có nhiều khi hoàn toàn khác với
cách chúng ta suy nghĩ, như Chúa Giê-su mặc khải cho chúng ta. Hãy đọc dụ ngôn thợ vườn nho Mt 20,1-16 để thấy cách Cha hành sử khác với cách chúng ta hành sử.

F Hãy đọc dụ ngôn gia chủ nhân từ (Mt 21,33-43).

F Hãy chiêm ngắm Chúa Giê-su lội xuống giòng sông Gio-đan và lắng nghe Cha phán “Đây là con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,16-17).

F Rồi cuối cùng, hãy tưởng tượng mình đang
đứng trên đồi sọ mà chiêm ngắm cảnh tượng miêu tả ở (Mt 27,39-43).

3. Tôi được mời gọi sống với Thiên Chúa như thế nào?

  a. Làm sao để thấy Thiên Chúa là Cha?

2 Phải nhận ra tình thương của Ngài qua

  • các ơn Ngài ban cho ta hằng ngày,
  • các biến cố, vì chẳng có gì sẩy ra mà không do tình thương của Cha,
  • thiên nhiên, vì vũ trụ là quà tặng của Thiên  Chúa cho  ta.
  • con người, vì con người là hình ảnh của Thiên Chúa mà Ngài ban cho ta để ở bên ta một cách cụ thể, để luôn săn sóc ta.
  • Đức Giê-su, vì Ngài là Con Một Thiên Chúa ban cho con người vì yêu.

2 Làm sao nhận ra? Dành giờ ra mà nhận định hằng ngày.

 

  b. Làm sao sống dưới sự hướng dẫn của CTT?

2 Nhận ra sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần bằng cách nhận định hằng ngày qua những dấu chỉ: bác ái, hoan lạc, bình an.

2 Tuyệt đối làm theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

  c. Làm sao nhận ra Cha ở trên trời?

2 Ai nhìn thấy Chúa Giê-su thì nhìn thấy Cha. Vậy hãy thường xuyên chiêm ngắm Chúa Giê-su.

2 Hãy để cho Chúa Thánh Thần dạy ta qua Lời Chúa trong Thánh Kinh và trong cuộc sống. Vậy hãy thường xuyên suy chiêm Lời Chúa trong Thánh Kinh và trong cuộc sống.

  d. Như vậy

Tôi phải tổ chức lại cuộc sống tôi như thế nào để
có giờ suy chiêm Lời Chúa hằng ngày và nhận định hằng ngày.

@  Suy Chiêm Lời Chúa thế nào?

@  Nhận  định  thế nào?

Kết Nguyện

Lạy Cha chúng con ở trên trời. Cha rất gần con bởi vì Cha là Cha của con, Cha ở trong con, Cha biết con hơn con biết con, Cha thương con hơn con thương con. Nhưng Cha lại vô cùng xa con vì Cha là Thiên Chúa chứ không phải người phàm, vì Cha vượt xa mọi loài, mọi vật, vì Cha hoàn toàn khác chúng con.

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

Leave a Reply

Your email address will not be published.

one × 5 =