Our Lady of HopeNhập nguyện

Xin Chúa Thánh Thần dạy con biết chiêm ngắm Đức Mẹ mà hiểu thấu, cảm sâu tình thương của Chúa và biết tiếp nhận tình thương vô hạn và nhưng không của Chúa.

Suy chiêm

1. Suy chiêm theo tác động Lc 1,26-55 để cầu xin ơn trên

2. Đức Mẹ nhận rõ, hiểu thấu, cảm sâu tình thương của Thiên Chúa đối với nhân loại, đối với dân tộc của mẹ như thế nào?

a. JL 32:1-2 chia sẻ ra sao?

Hãy đặt mình trước thái độ của Đức Ma-ri-a ngày Truyền Tin “Lạy Chúa, con đây”, Mẹ đơn sơ, không giả tạo quanh co, ngay thẳng, sống thật với những gì Chúa trao cho Mẹ, dâng lại cho Chúa để Ngài làm theo ý Ngài muốn và để Chúa yêu mến Mẹ. Sau Chúa Giê-su, Mẹ là người đầu tiên bước vào Vương Quốc các Mối Phúc; Mẹ là mẫu gương cho bạn bắt chước, để được hưởng mọi hồng ân Chúa ban. Hãy lắng nghe những lời Mẹ nói, hãy chiêm ngắm thái độ của Mẹ. Chiêm ngắm Mẹ lâu dài, bạn sẽ nên giống Mẹ, sẽ có được một con tim sẵn sàng vâng theo ý Chúa, không bận tâm đến điều gì khác ngoài việc để Chúa xâm nhập.

Đức Ma-ri-a vui sướng biết chừng nào khi biết Mẹ được Chúa yêu thương: “Mừng vui lên, hỡi Đấng Toàn Ân”. Bạn thường cảm thấy rạo rực khi có người thổ lộ “Tôi yêu bạn”. Lúc đầu Đức Ma-ri-a không hiểu, nhưng sau Mẹ khám phá Mẹ là công trình yêu thương của Thiên Chúa. Hãy đọc lại kinh Magnificat, bạn sẽ hiểu lòng khiêm nhượng và khó nghèo của Đức Ma-ri-a. Mẹ có thể khao khát ánh sáng, tình yêu, hạnh phúc, nhưng Mẹ từ chối chọn cái mau qua, hư ảo. Mẹ hoàn toàn nghèo khó và Chúa ban cho Mẹ được đầy dư. Mẹ đón nhận cái nhìn của Chúa làm cái nhìn của Mẹ. Mẹ không tự mãn, không dừng lại nơi mình, tâm điểm của Mẹ là Thiên Chúa. Đó là ý nghĩa đặc ân vô nhiễm nguyên tội.

b. Hãy đọc kỹ đoạn Kinh Thánh suy sâu những đoạn giúp ta hiểu nhận thức của Đức Mẹ về tình thương của Thiên Chúa và nguyện cầu cùng Đức Mẹ.

3. Đức Mẹ đáp trả cho tình yêu ấy như thế nào?

a. JL 32:3-7 chia sẻ thế nào?

Đức Ma-ri-a khác hẳn bà E-và quay mặt không nhìn lên Chúa, vì thế mà bị Sa-tan lừa dối. Mẹ hoàn toàn cậy dựa vào Chúa và tin cậy vào tình yêu của Ngài, Mẹ không muốn hưởng điều Chúa cấm như bà E-và đã làm, vì vậy Mẹ tự hỏi lời thiên thần nói có ý nghĩa gì. Mẹ chỉ muốn nhận ra tiếng nói với mình từ thần trí nào mà đến.

Mẹ dâng trái tim Mẹ cho Chúa. Mẹ không chờ mong sự viên mãn đời Mẹ từ một phàm nhân, nhưng Mẹ hiến trọn bản thân cho Thiên Chúa, Đấng dựng nên Mẹ. Ý nghĩa của đức đồng trinh thiêng liêng là hiến trọn đời mình cho Thiên Chúa. Mẹ có thể nói như ngôn sứ Isaia: “Vị hôn phu của tôi là Đấng tạo thành tôi” (Is 54,5).

Vì vậy Thiên Chúa có thể làm những việc lạ lùng nơi Mẹ, chọn Mẹ làm thân mẫu người Con duy nhất của Thiên Chúa. Mẹ thể hiện thiên chức làm Mẹ ngay trong tư cách đồng trinh, không chút dè dặt, hoàn toàn phó thác cho Chúa trong lòng tin. Mẹ còn đi xa hơn nữa, trong hoàn cảnh hiện tại Mẹ đang sống Mẹ phó thác đến cùng vì “Đối với Thiên Chúa không có gì mà Ngài không thực hiện được”. Mẹ tin vào Lời Thiên Chúa có uy quyền tạo dựng và cho đầu thai trong cung lòng Mẹ. Thiên Chúa có thể đổi tình trạng của một người son sẻ không con cái thành một đấng sinh con cách lạ lùng. Xin Mẹ cho bạn ơn trở nên khó nghèo để được no đầy ơn Chúa.

Đức Ma-ri-a là gương mẫu đời tận hiến cho Chúa. Nếu bạn còn giữ lại chút gì đó thì kể như chưa dâng hiến tất cả, chưa hoàn toàn làm theo ý Ngài. Thiên Chúa đòi bạn những điều bạn không ngờ trước được. Đức Ma-ri-a không hề nghĩ Mẹ sẽ làm Mẹ Thiên Chúa, nhưng vì Mẹ sẵn sàng rộng mở nên đã không ngạc nhiên trước tiếng gọi của Thiên Chúa. Đó chính là lúc Mẹ trở nên Mẹ Đấng Cứu Thế. Ai có thể đo lường được sự phong phú của đời sống Mẹ ẩn dật trong Chúa, với Đức Ki-tô, tại Na-da-rét?

Bạn có thể chiêm ngưỡng tâm trạng hoàn toàn sẵn sàng của Đức Ma-ri-a qua tường thuật Truyền Tin hay kinh Magnificat. Bạn có thể lần chuỗi để ôn lại những lời Đức Ma-ri-a đã nói: Xin Mẹ cho bạn những tâm tình sâu đậm của Mẹ. Có thể dừng lại trên một lời nào đó của kinh Kính Mừng, chiêm ngưỡng mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và vai trò của Đức Ma-ri-a trong chương trình cứu độ. Chuỗi Mân Côi là một lời cầu chiêm niệm, giúp bạn thoát ra khỏi cái tôi để kết hợp với Chúa Ki-tô trong các mầu nhiệm của Ngài và để trở nên sẵn sàng từ trong thâm tâm lòng bạn.

b. Đọc kỹ những phần Kinh Thánh liên hệ rồi suy sâu và nguyện cầu

Kết nguyện

Tâm sự rồi kết thúc bằng kinh Magnificat

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

2 Responses to Chiêm ngắm Đức Mẹ để biết tình thương và cách tiếp nhận tình thương của chúa

  1. Mai Nguyen says:

    Tinh thần của Mẹ là tinh thân phục vụ và lên đường và một tinh thần sẵn sàng ,
    đón nhân nhận tất cả mọi thứ ,Lạy Mẹ xin cho chúng con cũng biết sẵn sàng nghe tiếng Chúa kêu goi

  2. Thoa Dynhthy says:

    Đức Ma-ri-a vui sướng biết chừng nào khi biết Mẹ được Chúa yêu thương: “Mừng vui lên, hỡi Đấng Toàn Ân”. Bạn thường cảm thấy rạo rực khi có người thổ lộ “Tôi yêu bạn”. Lúc đầu Đức Ma-ri-a không hiểu, nhưng sau Mẹ khám phá Mẹ là công trình yêu thương của Thiên Chúa. Hãy đọc lại kinh Magnificat, bạn sẽ hiểu lòng khiêm nhượng và khó nghèo của Đức Ma-ri-a. Mẹ có thể khao khát ánh sáng, tình yêu, hạnh phúc, nhưng Mẹ từ chối chọn cái mau qua, hư ảo. Mẹ hoàn toàn nghèo khó và Chúa ban cho Mẹ được đầy dư. Mẹ đón nhận cái nhìn của Chúa làm cái nhìn của Mẹ. Mẹ không tự mãn, không dừng lại nơi mình, tâm điểm của Mẹ là Thiên Chúa. Đó là ý nghĩa đặc ân vô nhiễm nguyên tội.

Leave a Reply

Your email address will not be published.

15 − 13 =