Hand_of_God

Is 40, 1-11: Chiêm niệm xem Chúa Chiên Lành đang chăn dắt đàn chiên như thế nào.

  • Bối cảnh: Dân Chúa (“Giêrusalem” trong c. 2) bị lưu đày ở Babylon (“thời gian chiến đấu” hoặc “phục dịch” trong đoạn 2, tùy bản dịch). Cuộc lưu đày này là hình phạt để thanh tẩy dân Chúa khỏi tội lỗi, không công bằng bác ái và kiêu ngạo (phần đầu của Isaia). Bây giờ Thiên Chúa sẽ dẫn đưa họ trở về (cc. 3-11) với một Giêrusalem huy hoàng hơn.
  • c. 3 Chính TC chuẩn bị và hướng dẫn một cuộc lữ hành mới, qua sa mạc, đến một giao ước mới và tự do. Tiếng nói ở đây là tiếng nói của thiên thần, ám chỉ lề luật của Chúa trong đoạn 1.
  • c. 3 “Con đường”: Đạo Công Giáo được gọi cách đơn giản là “Con Đường” trong sách Công Vụ Tông Đồ 9:2, 19:9, 23. Đó cũng gợi lại cuộc lữ hành của Chúa từ núi Sinai trong cuộc xuất hành.
  • cc. 5-8 Cuộc chiến thắng giải phóng Giêrusalem cũng là một sự kiện chứng minh uy quyền của Chúa vượt xa thế lực người trần, nó tan biến đi như cỏ đang héo dần đi.
  • cc. 9-11 Không phải tất cả người Do Thái bị lưu đày đều muốn trở về, vì thế nhà tiên tri dùng hình ảnh người chăn chiên để thúc giục và đảm bảo với họ là Thiên Chúa không những uy quyền cao cả, mà Ngài còn là một Thiên Chúa nhân từ, rất chăm lo cho dân Ngài. Hình ảnh này cũng được dùng trong Tv 23 và Ga 10.

Ga 6, 28-40: Sự hiện diện của Đức Giêsu ở trong tâm hồn ta, và ở giữa chúng ta, vừa là điều hết sức quan trọng, nhưng cũng vừa là điều rất đổi bình thường như tấm bánh nuôi dưỡng đời ta.

  • Đức Giêsu chuyển câu hỏi của người ta về công việc (đoạn 28 “chúng tôi phải làm gì?”) đến việc làm của đức tin (c. 29 “Tin”). Người ta đặt vấn đề về điều Đức Giêsu dạy và đòi cho một dấu hiệu. Dấu hiệu họ muốn là bánh mì (c. 31). Trong sách Xuất Hành quyển thứ 2 cho thấy người ta tin rằng khi Thiên Chúa đến, Ngài sẽ ban manna.
  • cc. 32-34 manna nuôi dưỡng thân xác, còn quyền năng Chúa nuôi dưỡng linh hồn. Sự tách biệt này đã được nhấn mạnh nhiều lần trong Cựu Ước, chẳng hạn như Môisen nói: “Con người không chỉ sống riêng bởi bánh…” (Đnl 8:3). Đám đông ở đây chỉ biết có bánh mà thôi, “cho chúng tôi bánh này” (c. 34)
  • c. 35 “Ta là Bánh trường sinh”: câu này có ý nói về chức năng, chứ không phải về một nhân vật. Nó diễn tả việc Đức Giêsu làm là nuôi dưỡng và làm no thỏa mọi đói khát của con người.
  • c. 35 “Ai đến…”: tất cả mọi người đều được cho ăn thỏa thuê, không trừ một ai
  • “Chúa Cha” (cc.37-40) là người cho đi tất cả, và Đức Giêsu là một món quà toàn hảo từ Cha.

Lc 12,22-32: Chiêm niệm việc Đức Giêsu ươm trồng bông huệ, tưới nước, và ban cho nó ánh sáng, màu sắc và một hình dạng đặc biệt; Ngài lại còn bao bọc nó với những loài cây cỏ khác.

  • Nội dung của Phúc Âm Luca: Vào thập niên thứ 10, Giêrusalem bị tiêu hủy, các Kitô Hữu gốc lương dân (không phải Do Thái) tản mác khắp nơi thành những nhóm nhỏ (“đoàn chiên nhỏ bé” c. 32), với những xung đột xảy ra cả bên trong lẫn bên ngoài. Nếu Thiên Chúa đã không giữ lời giao ước với Israel, tại sao những người gốc lương dân này lại phải tin cậy vào Ngài (“kẻ kém tin” c. 28)? Luca nói rằng Thiên Chúa giữ lời hứa với nước Israel mới này, bao gồm cả dân ngoại, dơ dáy như những con quạ và mềm yếu như hoa huệ (“các thứ kia, Người sẽ thêm cho” ).
  • c. 24 quạ được coi là dơ dáy và không đáng quan tâm đến.
  • Hoa huệ thì đẹp (c. 27) nhưng chóng tàn (c. 28).

Tôi có nhận ra và tin Thần Khí đang hoạt động âm thầm và tích cực,

từng giây từng phút để lo cho Dân Ngài, đặc biệt là cho chính tôi?

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

3 Responses to TLNN I: Bài 3-Thiên Chúa Làm Việc Liên Tục để Tạo Dựng và Cứu Chuộc (Dẫn Giải Kinh Thánh)

  1. Tuat Rmah says:

    xin chua giup chung con duoc hoc loi ngai nhieu hon xin chua cho chung con su khon ngoan

  2. Um.cau chua maj lun ben b

  3. Tuat Rmah says:

    Cam ôn nhjeu nha hjhj

Leave a Reply to Tuat Rmah Cancel reply

Your email address will not be published.

seventeen + 19 =