Nhập nguyện

Xin cho con biết cầu nguyện và biết sống với ước nguyện của Chúa Giê-su là lấy Cha làm trung tâm chứ không phải con làm trung tâm. Xin cho con luôn biết cầu nguyện và sống để tìm cho danh Cha được nhiều người mau biết đến, nước Cha mau đến và ý Cha được thực hiện dưới đất cũng như trên trời.

Suy chiêm

1. Suy chiêm theo tác động

Hãy đọc các ước nguyện: Chúng con nguyện

– danh Cha cả sáng,

– nước Cha trị đến,

– ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Đọc thế nào cho được tác động rồi suy chiêm mỗi điểm tác động theo ba bước: đọc kỹ, suy sâu rồi nguyện cầu.

2. Chuyển trung tâm

a. Trong ba ước nguyện, cái gì làm trung tâm? Cha hay Tôi?

b. Theo Mt 6,1-15, Chúa Giê-su thấy rằng trong khi làm việc lành phúc đức nói chung và cầu nguyện nói riêng, người ta thường lấy cái gì làm trung tâm? Làm việc theo hướng đó sẽ đưa đến kết quả nào? Tại sao?

Mt 6,1-15: 1“Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy. Bằng không, anh em sẽ chẳng được Cha của anh em, Đấng ngự trên trời, ban thưởng. 2Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen. Thầy bảo thật anh em, chúng đã được phần thưởng rồi. 3Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, 4để việc anh bố thí được kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.

5“Và khi cầu nguyện, anh em đừng làm như bọn đạo đức giả: chúng thích đứng cầu nguyện trong các hội đường, hoặc ngoài các ngã ba ngã tư, cho người ta thấy. Thầy bảo thật anh em: chúng đã được phần thưởng rồi. 6Còn anh, khi cầu nguyện, hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi kín đáo. Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh.

7“Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. 8Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em đã biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin.

9“Vậy, anh em hãy cầu nguyện như thế này:

“Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời,

xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,

10triều đại Cha mau đến,

ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

11Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày;

12xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha

cho những người có lỗi với chúng con;

13xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ,

nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.

14“Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em. 15Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.

c. Khi cầu nguyện và sống, tôi thường lấy Cha hay lấy Tôi làm trung tâm?

3. Thực hiện ước nguyện

a. Các ước nguyện này có phải là các ước nguyện và sứ mạng của chính Chúa Giê-su không?

b. Người đã thực hiện các ước nguyện này như thế nào?

c. Các ước nguyện này có phải là các ước nguyện và sứ mạng của người con thảo không?

d. Với tư cách người con thảo, người cầu nguyện phải cố gắng thực hiện các ước nguyện ấy như thế nào?

đ. Tôi có nỗ lực thực hiện những ước nguyện này hay không?

4. Kết quả việc cầu nguyện và sống theo ước nguyện

Cầu nguyện và sống theo những ước nguyện này sẽ được biến đổi như thế nào? Có phải sẽ trở nên giống Chúa Giê-su hơn không? Có phải sẽ trở nên người con thảo hơn không?

4. Suy chiêm từng ước nguyện

Cũng có thể suy chiêm từng ước nguyện với phương pháp suy chiêm theo ba bước: Đọc kỹ, Suy sâu và Nguyện cầu. Muốn suy sâu thì nghiền ngẫm theo những câu hỏi hướng dẫn sau:

  • Ước nguyện điều gì?
  • Ước nguyện này lấy ai làm trung tâm?
  • Đây là ước nguyện và sứ mạng  của ai?

Kết nguyện

Tâm sự và kết thúc bằng kinh Lạy Cha.

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

Leave a Reply

Your email address will not be published.

fourteen − 6 =