7071e4ad

Nhập nguyện

Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài dạy cho con biết phải cầu nguyện thế nào để nhận ra ý Chúa.

Suy chiêm

1. Tâm điểm của đời sống Ki-tô hữu là phát hiện và thực thi ý Chúa trong đời mình.

Chúa Giê-su lấy ý Cha làm lương thực nuôi mình, làm lẽ sống cho mình Ga 4,34.

2. Tiêu chuẩn lựa chọn: Lề luật chưa phải là tiêu chuẩn đủ để lựa chọn mà phải dựa vào các mối phúc và Thánh Thần (1).

JL 36:1: Tâm điểm đời sống Ki-tô, là phát hiện và thực thi ý Chúa trong đời người. Nhưng nếu chỉ cần căn cứ vào luật lệ thì ý Chúa dễ thấy lắm, còn tìm ra đúng ý Chúa trong hoàn cảnh hiện tại thì đôi khi bạn do dự. Càng sống đời Ki-tô chân chính, bạn càng phải lựa chọn dưới ánh sáng của Thánh Thần và các mối phúc chứ không thể dựa vào một bản luật nào hay một bậc thầy nào. Khi bạn phải chọn dấn thân làm chính trị, chọn một bậc sống, tiến thêm một bước trong đời sống cầu nguyện, hay phải quyết định đổi hướng đời mình, bạn phải cân nhắc đắn đo để được tự do mà vẫn trung thành với bản thân, nhưng Chúa không bỏ mặc ta tìm kiếm một mình, hãy tin vào sự quan phòng của Ngài.

3. Điều kiện tiên quyết

a. Điều kiện tiên quyết là gì? Muốn nhận định ý Chúa thì người nhận định phải không thiên lệch không định kiến (2).

JL 36: 2: Muốn biết ý Chúa, điều kiện tiên quyết là sẵn sàng, nghĩa là lúc lựa chọn, đừng nghiêng về bên nào hơn, cũng đừng có định kiến trước. Nói tóm lại là phải nhìn vấn đề một cách mới mẻ và chấp nhận ý kiến của người khác về vấn đề này cho dù nó khác hẳn với ý kiến của bạn.

b. Làm sao có điều kiện này? Suy nghĩ và cầu nguyện nhiều (3).

JL 36: 3: Đó là thái độ căn bản để chọn lựa như Chúa muốn. Nhưng làm sao có được thái độ sẵn sàng ấy? Nên ngừng lại, lấy thì giờ suy nghĩ thêm, cầu nguyện nhiều để nhận định rõ ràng dưới con mắt Chúa, những gì đang làm cản trở ý Chúa.

4. Dùng lý trí

Dùng thế nào (4) trả lời.

JL 36:4: Có lúc Chúa cho thấy rõ ý Ngài trong cầu nguyện, nhưng thường thì Ngài không làm như vậy. Đừng vội lấy những ý tốt của mình làm ý Chúa. Một cách tìm ra ý Chúa là phân tích những dữ kiện và những yếu tố của điều phải lựa chọn, cân nhắc những lý lẽ thuận hay chống lựa chọn đó. Nếu bạn đặt mình dưới con mắt Chúa bạn sẽ thấy những lý lẽ thuận hay chống dựa trên những tiêu chuẩn thiêng liêng (như là theo Đức Giê-su trên con đường các mối phúc) hay dựa trên những tiêu chuẩn phàm trần (ích kỷ, kiêu căng …). Trong nhận định thiêng liêng những tiêu chuẩn khách quan là sự khôn ngoan của thập giá và các Mối Phúc Chúa Ki-tô đã nêu cao trong Tin Mừng. Một bên, các lý lẽ sáng sủa, vững chắc, rõ ràng, một bên những lý lẽ mờ ám, lủng củng, không giá trị. Chúa không trực tiếp trả lời nhưng Ngài soi sáng và hướng dẫn trí tuệ và con tim bạn.

5. Dùng tình cảm (5-6)

Tình cảm cũng giúp nhận định ý Chúa. Nếu bạn luôn được bình an và vui sướng sau khi quyết định điều gì, thì bạn đã chọn lựa theo ý Chúa vì Thánh Thần luôn ban niềm vui, sự bình an êm dịu. Còn nếu bạn cảm thấy buồn rầu, chán nản, lo lắng, nên tự hỏi dự định ấy có phải do xác thịt hay thần dữ gợi ra không.

Ước muốn của bạn có bền bỉ và tốt lành không? Nếu chỉ là cảm giác nhất thời thì nên thận trọng. Nhưng nếu trong một thời gian dài, quyết định nào làm cho bạn vui sướng, và điều trái ngược mang lại buồn phiền thì có thể tin rằng Chúa Thánh Thần đang an ủi bạn, và nên xúc tiến điều bạn đã quyết định. Bạn tự do chọn làm điều đó vì Đức Giê-su Ki-tô. Sau khi tự do quyết định, trạng thái an ủi hay sầu muộn minh chứng bạn đã chọn đúng ý Chúa hay không.

Sau khi quyết định mà thấy bình an, vui sướng lâu dài và tốt đẹp (bề sâu) thì có thể tin đó là ý Chúa (5). Còn thấy buồn rầu chán nản lo lắng hoặc với thời gian bớt tốt đi hoặc xấu thì coi chừng quyết định ấy có thể do xác thịt hay thần dữ (6).

6. Chiêm ngắm gương Sa-mu-en

a. Đọc kỹ 1Sm 33,1-21.

b. Suy sâu:

– Chưa quen với ngôn ngữ của Chúa thì phải làm thế nào? (8)

JL 36: 8: Cuối bài suy niệm, bạn có thể đọc 1Sm 3,1-21, khi kêu gọi Sa-mu-en, Chúa dùng những con người để tỏ ý Ngài. Sa-mu-en sống trong đền thờ, hầu hạ ông Hê-li và giúp ông trong việc phụng tự, Sa-mu-en chưa sống thân tình với Đức Chúa, có nghĩa là Chúa chưa trực tiếp nói với ông. “Sa-mu-en chưa biết Gia-vê, và lời Gia-vê chưa được mặc khải ra cho cậu” (1Sm 3,7). Bạn cũng giống như trẻ Sa-mu-en ngày nào bạn chưa rõ ý Chúa. Như Sa-mu-en, bạn sẽ xin thầy cả Hê-li tra cứu lề luật để được biết việc phải làm.

– Chúa gọi, Samuen đầy thiện chí trả lời (9).

JL 36:9: Chúa có cách dạy dỗ con người. Ngài bắt đầu gọi tên cậu bé ba lần: “Sa-mu-en! Sa-mu-en!” Chúa gọi đích danh và muốn cho cậu bé nghe tiếng Chúa gọi mình. Cậu bé Sa-mu-en đầy thiện chí, vừa nghe Chúa gọi đã nhỏm dậy ngay. Bạn có bén nhạy tiếng Thánh Linh lay tỉnh bạn qua những biến cố tầm thường không?

– Samuen giúp nhận ra

vai trò của linh hướng (10).

JL 36: 10: Và trẻ Sa-mu-en đến gặp thầy Thượng Phẩm: dù không rõ ý Chúa, ông vẫn tạo điều kiện cho cậu nghe được tiếng Ngài. Trong cuộc sống, bạn thỉnh ý cha linh hướng, một đấng quen nghe tiếng Chúa, xin ngài giúp bạn lắng nghe Lời Chúa. Thánh Linh sẽ nói trong lòng bạn còn vị linh hướng giúp bạn xác nhận đâu là đúng tiếng Chúa gọi.

– Samuen cho thấy người lựa chọn, phải ước muốn chỉ theo ý Chúa mà thôi (11).

JL 36: 11: Sa-mu-en đã sẵn sàng nghe tiếng Chúa và chỉ còn muốn một điều: ý Chúa. Khi bạn phải lựa chọn theo Thần Khí, hãy nhẩm lại lời của Sa-mu-en “Xin Chúa hãy nói, tôi tớ Ngài nghe đây” (1Sm 3,9). Chúa sẽ cho bạn biết những điều thầm kín như Sa-mu-en, “đừng bỏ rơi bất cứ điều gì Đức Chúa nói với con” (1Sm 3,19). Từ từ, bạn sẽ trở nên con người thiêng liêng, thông hiểu các điều huyền bí vì được đầy tràn ơn Thánh Thần.

Kết nguyện

Xin cho con biết cầu nguyện để tìm ra ý Chúa.

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

6 Responses to Hãy cầu nguyện để thấy rõ ý Chúa

  1. Lạy Chua, Xin cho con biết cầu nguyện để tìm được ý Chúa

  2. Thoa Dynhthy says:

    JL 36: 11: Sa-mu-en đã sẵn sàng nghe tiếng Chúa và chỉ còn muốn một điều: ý Chúa. Khi bạn phải lựa chọn theo Thần Khí, hãy nhẩm lại lời của Sa-mu-en “Xin Chúa hãy nói, tôi tớ Ngài nghe đây” (1Sm 3,9). Chúa sẽ cho bạn biết những điều thầm kín như Sa-mu-en, “đừng bỏ rơi bất cứ điều gì Đức Chúa nói với con” (1Sm 3,19). Từ từ, bạn sẽ trở nên con người thiêng liêng, thông hiểu các điều huyền bí vì được đầy tràn ơn Thánh Thần.

    Kết nguyện

    Xin cho con biết cầu nguyện để tìm ra ý Chúa.

  3. Bùi Thảo says:

    "Xin cho con biết Chúa – Xin cho con biết con"

  4. Hue Nguyen says:

    Lay CHUA cua long con ,xin dan dat con di trong THAN KHI NGAI Luon biet thua ;<Lay Chua ! Nay con day Con xin den de thuc thi y Chua .Xin Ngai hay fan day con .Amen

  5. Mai Nguyen says:

    Lạy Chúa Thánh Thần xin mở lòng trí con ra để nhận biết được mầu nhiệm tình yêu thương của Chúa GiêSu ,nơi những hồng ân con đã nhận được qua các cuộc gặp gỡ và xin ban cho con nhận biết tiếng Chúa gọi con nơi sâu thẩm của tâm hồn để con đáp trả và vâng theo ý Chúa ,trong mọi sự ,

  6. Xin cho con biết cầu nguyện để tìm ra ý Chúa.

Leave a Reply to Nguyễn Xuân Lan Cancel reply

Your email address will not be published.

14 − 10 =