caravaggio-crucifixion-of-st-peterNhập nguyện

Xin cho con biết chiêm ngắm hành trình đức tin của Phêrô để nhận ra hành trình đức tin của chính mình.

Suy chiêm

Hành trình đức tin của Phêrô gồm 3 chặng

1. Tuyên xưng đức tin tại Xê-da-rê

a. Mt 16,13-23, hành trình đức tin của Phêrô diễn ra như thế nào?

b. Chia sẻ của JL 37:1,3-3

Những người vị thành niên, ở tuổi 15, 16 muốn tự lo cho mình, tự định đoạt mà không cần đến ai: phải chăng đó cũng là tội của bạn? Bạn muốn chinh phục Chúa trong khi tình Chúa bao vây bạn tứ phía, chỉ chờ một kẽ hở để lẻn vào lòng bạn. Lộ trình đức tin của thánh Phê-rô trải qua ba giai đoạn: Tuyên xưng đức tin tại Xê-da-rê; trong cuộc tử nạn; tuyên xưng lòng mến sau ngày Phục Sinh; Mt 16,13-23: ông
Phê-rô nghiệm thấy sự giằng co giữa hai tinh thần: tinh thần của Chúa Ki-tô và tinh thần của Sa-tan, của xác thịt. Được Thánh Thần soi sáng, ông tuyên xưng Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Ông nói lên điều này là do Chúa Cha mặc khải. Nguồn gốc đức tin là sự lôi kéo của Cha, Đấng hành động trong con tim của Phê-rô, vạch ra ý nghĩa lời giảng và hành vi của Đức Giê-su, Con Thiên Chúa. Nhưng Phê-rô chưa lãnh hội hết đức tin mà ông tuyên xưng, ông cần khám phá bề sâu của những gì ông sống, nhất là trong thử thách, thì mới khám phá ông tin vào Ai. Khi tuyên xưng đức tin bạn cũng như Phê-rô. Nơi mỗi người Ki-tô hữu, việc thánh hóa bản thân không phải là nói Xin Vâng ngày tuyên thệ mà là kiên trì Xin Vâng trong đời sống cụ thể.

Khi Chúa Ki-tô bắt đầu loan báo cuộc khổ nạn, Phê-rô bộc trực phản ứng: “Xin Thiên Chúa thương đừng để cho Thầy gặp phải chuyện ấy”. Phê-rô thật sự muốn đón nhận Đức Giê-su và phục Ngài trong Vương quốc Ngài, nhưng ông không chấp nhận Đấng Mê-si-a đau khổ cứu chuộc thế gian bằng Thập giá. Ông đã bị Đức Giê-su quở mắng: “Sa-tan, xéo đi cho khuất mắt Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa mà là của loài người”.

Đức Giê-su gay gắt sửa trị ông Phê-rô để ông thấy rõ mình hơn. Ông phải theo sau Đức Ki-tô, trong khi ông sẵn sàng đi trước chỉ lối cho Ngài. Vào chiều ngày Biệt Ly, Phê-rô được Chúa Giê-su rửa chân, có nghĩa là được Ngài yêu trước. Phê-rô đã vô tình nói ngôn ngữ của Sa-tan cám dỗ Chúa trong sa mạc. Ông muốn Đức Giê-su dùng những phương tiện dễ dàng để cứu độ nhân thế và từ chối Thập giá, trong khi Chúa Giê-su muốn các môn đệ của Ngài trở nên khiêm nhượng … từ bỏ mình … và vác thập giá theo Ngài.

c. Hành trình đức tin của bạn có những khó khăn nào không? Chúa đã giúp bạn vượt qua những khó khăn ấy như thế nào?

2. Thử thách trong cuộc khổ nạn của Đức Giê-su

a. Theo Lc 22,31-61, cuôc khổ nạn của Chúa Giê-su là một thử thách và củng cố đức tin của Phê-rô như thế nào?

b. JL 37:4 chia sẻ như thế nào?

Lc 22,31-62: Khi cuộc tử nạn diễn ra, Phê-rô tỏ ra hời hợt, quên khuấy Lời Chúa dặn. Ông muốn theo Thầy dù phải tù tội, dù phải chịu chết, ông cảm phục mến thương Thầy nhưng tình ông còn phải được thanh lọc. Phê-rô đã chối Thầy ba lần: ba lần quả quyết không biết Thầy là ai. Thật sự ông chưa biết Chúa Giê-su vì chưa nhận ra tình yêu vô hạn của Ngài, chính Chúa Giê-su sẽ làm cho ông tràn ngập tình yêu khi tha thứ cho ông, khi Ngài phó thác hồn Ngài trong tay Cha. Trong cầu nguyện, bạn so sánh hai lời quả quyết của Phê-rô: “Thầy là Đức Ki-tô, Con Thiên Chúa” và “Tôi không biết người đó”. Bạn cũng đã bao lần trải qua kinh nghiệm đó: một bên tuyên xưng Chúa Ki-tô, một bên chối bỏ trong cuộc sống những gì đã tuyên xưng.

c. Đức tin của bạn có bị thử thách rồi được cái nhìn âu yếm của Thiên Chúa vực dậy như Phê-rô không?

3. Tuyên xưng lòng mến lúc phục sinh.

a. Ga 21,15-19, Phê-rô đã tuyên xưng lòng mến như thế nào?

b. JL 37:5-7 chia sẻ như thế nào?

Chính cái nhìn của Chúa Giê-su làm cho Phê-rô ăn năn trở lại. Sự hèn nhát của ông đã trở thành yêu mến. Lần đầu Phê-rô tuyên xưng đức tin, lần thứ hai ông tuyên xưng tình yêu: Này anh Si-mon, anh có mến Thầy không? (Ga 21,16). Ông bị chất vấn ba lần làm ông mất kiên nhẫn, ông có dịp nói lên mối tình vững bền trung kiên đối với Chúa Ki-tô: “Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự, Thầy biết rõ con yêu mến Thầy”. Phê-rô cậy dựa vào Chúa để nói là Chúa biết ông, ông đã nhận được ơn tha thứ chính Chúa Giê-su ban cho ông qua cuộc tử nạn của Ngài.

Khi Phê-rô còn trẻ, ông tự thắt lưng và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, ông sẽ bị lôi đi đến nơi ông không muốn đến. Xưa kia Phê-rô tuyên xưng đức tin nhờ ơn thúc đẩy của Thánh Thần tuy chưa hiểu hết điều ông tuyên xưng. Đã đến lúc ông phải phó mình trong tay Cha để chính Ngài hành động, thực hiện những việc kỳ diệu trong cảnh nghèo nàn túng quẫn của ông.

Bạn muốn theo Đức Giê-su đến cùng, nhưng chỉ dùng sức bạn, bạn không thể theo Ngài vào mầu nhiệm Thập giá được. Phải trải qua thất bại, đi ngang sa mạc thì mới biết Chúa Giê-su yêu bạn như thế nào. Thánh Thần sẽ đổ tràn tình yêu trong lòng bạn, và như thánh Phê-rô, bạn có thể nói với Đức Giê-su: “Lạy Chúa, Chúa biết con yêu Ngài”. Nhưng trước hết, phải để Chúa hành động và thấy được tình yêu Ngài dành cho bạn.

c. Bạn đã có cơ hội tuyên xưng lòng mến của bạn bao giờ chưa?

Kết nguyện

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

Leave a Reply

Your email address will not be published.

3 − one =