0000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000000

Ý hướng ngay thẳng tiên vàn là niềm xác tín rằng : chỉ có Thiên Chúa là tuyệt đối ; mọi sự còn lại là tương đối ; nguồn tình yêu đích thật không phải ở nơi tôi, nhưng ở nơi Chúa. Tiếp đến, là ý hướng của con tim : tất cả những gì tôi nghĩ, tất cả nhưng gì tôi yêu, tất cả những gì tôi làm đều qui hướng về Thiên Chúa, là Đấng Tuyệt Đối. Với ý hướng này, tôi có thể quay trở lại với các tạo vật để yêu mến như Chúa yêu mến, để tìm Chúa trong mọi sự.

Ý hướng ngay thẳng hiểu như trên liên quan đến cầu nguyện. Để tránh mọi lệch hướng (dò xét nội tâm, tình cảm lan man…), chúng ta không bao giờ được bỏ qua điều mà thánh I-nhã gọi là « Kinh dọn lòng » ; đó là lời nguyện chuẩn bị cho một bài linh thao : « cốt xin ơn Thiên Chúa cho tất cả ý chỉ, hành vi và hoạt động của tôi hoàn toàn hướng về việc phụng sự và ca tụng Chúa chí tôn” (Linh Thao 46). Chúng ta được mời gọi trở lại với lời nguyện này, mỗi khi việc cầu nguyện của chúng ta có khuynh hướng đi lệch khỏi cùng đích ca tụng, phụng sự và tôn kính Chúa.

Ý hướng ngay thẳng còn liên quan đến những hoạt động thường ngày đã được suy xét và quyết định. Khi phải đưa ra một quyết định, thánh I-nhã khuyên :

Trong mọi việc lựa chọn tốt, trong mức độ hết sức có thể, con mắt ý hướng chúng ta phải đơn sơ, chỉ nhằm cái (mục đích) vì đó tôi đã được dựng nên, ấy là để ngợi khen Thiên Chúa, Chúa chúng ta và để cứu rỗi linh hồn tôi; như thế dù tôi lựa chọn cách nào thì việc lựa chọn ấy cũng phải nhằm giúp tôi đạt tới cứu cánh vì đó tôi được tạo dựng, nên không được xếp đặt và khuôn cứu cánh theo phương tiện, nhưng phải xếp đặt và khuôn phương tiện theo cứu cánh.

Và thánh I-nhã nêu ra một ví dụ:

Chẳng hạn trong thực tế, có nhiều người chọn hôn nhân trước rồi mới chọn việc phụng sự Thiên Chúa trong việc hôn nhân- nhưng thực sự hôn nhân chỉ là phương thế còn việc phụng sự Chúa mới là cứu cánh. Cũng thế có những người khác trước hết muốn được bổng lộc rồi sau mới muốn phụng sự Thiên Chúa qua đó. Như vậy, những người ấy không đi thẳng tới Thiên Chúa, nhưng muốn Thiên Chúa đến với những quyến luyến lệch lạc của họ, và do đó họ lấy phương tiện làm cứu cánh và cứu cánh làm phương tiện. (Linh Thao 169)

Để diễn tả cùng một điều, thánh I-nhã còn hay dùng một cách nói khác, rất khó phiên dịch : hành động với « discreta caritas », nghĩa là với lòng bác ái biết nhận định. Thực vậy, ý hướng ngay thẳng không là gì khác hơn là lòng ước ao và là tình yêu mang tôi đến với Thiên Chúa, đồng thời lòng ước ao và tình yêu này cũng dẫn tối đến với hành động giữa lòng thế giới ; lòng ước ao nhắm đến sự phục vụ tốt nhất và lời ca tụng lớn nhất dành cho Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Chính vì thế, khi không ngừng nhắm tới cùng đích này, tình yêu quay trở lại với những phương thế. Khi đó tình yêu trở thành tình yêu biết nhận định, nghĩa là tình yêu tìm kiếm nơi chốn thể hiện, nhằm chọn lựa cách thức, nhờ đó sự phục vụ tốt nhất và lời ca tụng lớn nhất được bảo đảm. Tình yêu lựa chọn cách thức này, bởi vì đó là điều tốt nhất hướng tới cùng đích được đề ra.

Nên đọc và cầu nguyện :
– Kn 9, 1-18
– Mt 6, 25-34
– Lc 11, 33-36

(Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc, SJ)

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

2 Responses to Linh Đạo I.Nhã (19): Ý Hướng Ngay Thẳng

  1. Mai Nguyen says:

    Lời ca tụng dành cho Thiên Chúa khi có tình yêu của Thiên Chúa chiếm lấy tâm hồn chúng ta ,lúc đó ta biết nhận định rõ , khi đó ta sẻ phục vụ trong tình yêu và dể tha thứ và có mục đích rõ nét về những việc làm đó là cho Chúa mọi sự

  2. lần đầu tiên con dươc hiểu những ý nghĩa linh thao { inha]
    hay qua tạ ơn chúa

Leave a Reply to Mai Nguyen Cancel reply

Your email address will not be published.

one × one =