Linh mục John Veltri SJ

Lời dẫn nhập

Qua phương cách nhận định kinh nghiệm của cá nhân giúp chúng ta nhận ra được động thái của nội tâm là một năng lực hay kỹ xảo mà chúng ta có thể học hỏi. Kinh nghiệm và động thái nội tâm của con người được tồn trữ hoặc ghi nhớ trong phản ảnh của nội tâm, tức bao gồm: cảm xúc, cảm nghĩ, tư tưởng và khát vọng sẽ được lần hiện. Đi từ kinh nghiệm đến phản tỉnh, rồi đi đến thông hiểu là một năng lực tự nhiên của con người. Tuy vậy có thật nhiều điển hình, bao gồm cách nhận định và năng lực của động thái nội tâm, sẽ có thể tùy theo sự chú ý đặc điểm của sự việc mà đưa đến một kết qủa quyết định của qúa trình phản ảnh tự nhiên của con người. Như một số đông người đồng ý, thao tác của phản tỉnh là một phương thức của sự phán đoán cũng như nhận biết của động thái nội tâm. Nó là gỉa định của thật nhiều sự chú điểm bất đồng/dị đồng. Dưới đây sẽ theo thứ tự để trình bày về sự huấn luyện của năng lực nhận định; được phân ra 7 cách, và mỗi cách đều có một chú điểm.

Nhận định là một phương cách thao luyện, và chủ yếu là để đào tạo/huấn luyện một trái tim biết nhận định hoặc một năng lực nhận định. Có 7 giai đoạn, mỗi giai đoạn có thể dành một thời gian để thực tập (có thể từ 1 đến 2 tháng). Trong thời gian thao luyện sẽ giúp chúng ta càng thêm ý thức đến kinh nghiệm và cảm xúc nội tâm của bản thân. Và rồi cũng giúp chúng ta hiểu được sự chân thật của cảm xúc. Mục đích cuối cùng là qua qúa trình thao luyện sẽ giúp chúng ta càng nhạy cảm hơn và có thể nắm rõ được động thái của nội tâm. Thêm nữa, mục đích cuối cùng là hy vọng qua việc thao luyện và phản tỉnh sẽ giúp cho nội tâm của bản thân càng được tự do, càng nên giống Chúa Kitô hơn.

Huấn luyện một trái tim nhận định-Cùng với Chúa Giêsu trưởng thành (1)

Nhận thức được những cảm nghĩ khác nhau đang xảy ra trong nội tâm của chúng ta.

  1. Tìm một trạng thái/nơi thích hợp.
  2. Ý thức được bạn đang ở trước mặt Chúa: Nhận ra được Thiên Chúa không ngừng gìn giữ, săn sóc bạn, Chúa như người Cha/Bố, Mẹ/Má từ ái đang chăm chú nhìn bạn.
  3. Xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, hưóng dẫn: giúp bạn nhìn lại (từ khi xét mình lần trước đến bây giờ) kinh nghiệm được tất cả những cảm tình phủ hiện.
    (Vi dụ: những từ ngữ được dùng để diễn tả cảm nhận, cảm nghĩ của bạn.)
    Vui tươi, đón nhận, bình an, yêu thích, mãn nguyện, thảnh thơi, thư giãn, tự do, khoan khoái, yêu mến v.v….
    Hỗn loạn, nhỏ mọn, oán hận, nóng giận, phẫn nộ, hấp tấp, lo sợ, đau khổ, phiền não, xa cách, thất vọng, bất nhẫn nại, gớm gét, bất lực, ghen tị, tổn thương v.v…
  4. Đặt tên cho những cảm nghĩ của mình: đối với Chúa Giêsu, thành khẩn đối với bản thân, cởi mở và đừng bao giờ phán đoán chính mình:「Vì nếu lòng chúng ta có cáo tội chúng ta,Thiên Chúa còn cao cả hơn lòng chúng ta, và Người biết hết mọi sự. (1Gioan 3: 20)
  5. Và bây giờ chúng ta chọn một hai cảm xúc chủ yếu, hồi nghĩ xem sự việc đã xảy ra và dẫn đến những cảm xúc này, và rồi xác định nguyên do gây ra những tình huống này.
  6. Giờ đây bạn hãy cùng Chúa Giêsu hàn huyên cảm xúc của bạn: Mặc dầu Ngài biết mọi sự, nhưng hãy cùng với Chúa Giêsu/Ngài chia xẻ cảm nghĩ chân thật của bạn. Hãy biểu tả/ diễn đạt một cách cởi mở và tin tưởng nơi Chúa Giêsu. Nếu chúng ta  thành thật chia xẻ với Chúa như thế, thì thường chúng ta sẽ được chữa lành khỏi những vết thương và đau khổ của chúng ta. Và rồi tình tương quan giữa Chúa và bạn sẽ mỗi ngày một thêm khắng khít cùng gắn bó hơn. Bạn cũng có thể dùng một đoạn Thánh Vịnh để biểu tả tâm tình của bạn đối với Chúa. Bạn hãy nhớ kỹ một điều là khi thưa chuyện với Chúa, thì đồng thời cũng biết chú tâm lắng nghe những lời Chúa nói với bạn.

 

Orientation I P. 161-162

Cảm nhận

Cảm nhận

Share →

Leave a Reply

Your email address will not be published.

19 − three =